Rạn da khi mang thai: Tại sao người bị, người không?
Làn da của phụ nữ mang thai sẽ có những sự thay đổi rất nhiều và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt quanh vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu và phòng tránh thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc giúp làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai ngay từ những ngày đầu.
1. Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Để có thể tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, trong đó, rạn da khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến gây ra sự mất thẩm mỹ và lo lắng cho mẹ bầu.
Bạn đang đọc: Rạn da khi mang thai: Tại sao người bị, người không?
Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.
Chi tiết về sự tăng trưởng của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu và khám phá :
Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người, theo thống kê thì đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.
Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Ví dụ, nếu da của mẹ bầu thuộc loại sáng màu thì các vết rạn thường có màu hồng và nếu làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn thường sáng hơn cả màu da của họ.
2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Không phải bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải hiện tượng rạn da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu.Người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ.Ngoài ra, mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn có thể là do:
- Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể
Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.
- Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ hãy cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.
- Do cơ địa
Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
3. Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai?
Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, di truyền và mức độ tăng cân. Mặc dù là hiện tượng phổ biến, song không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Điều này cũng lý giải vì sao rạn da có người bị, có người lại không.
Trên thực tế, những mẹ bầu có mẹ hoặc chị gái từng mang thai và bị rạn da sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn những người khác. Đặc biệt, mẹ bầu mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi (dưới 20 và trên 35) cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần. Những người đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì cũng sẽ có khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, những mẹ có sự chăm sóc da tốt, đảm bảo đủ dưỡng chất thì sẽ giúp da tăng độ đàn hồi và không bị rạn da khi mang thai.
4. Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?
Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải hiện tượng rạn da khi mang thai, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương pháp có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn và đồng thời làm mờ vết rạn sau sinh nhanh chóng, đó là:
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho da, cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn da khi mang bầu xuất hiện như: Dâu tây, việt quất, cải bó xôi, thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, món ăn giàu omega-3, omega-6…
- Uống nhiều nước để giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da được mềm và ẩm hơn, từ đó giúp da khỏe đẹp và giúp cho các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.
- Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
- Cẩn trọng khi lựa chọn sữa tắm, dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc da trong suốt thai kỳ
- Lựa chọn tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da và tẩy tế bào chết cho da
- Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.
Rạn da khi mang thai thường xuất hiện ở khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, để giảm thiểu tình trạng rạn da mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ khi mang thai. Ở giai đoạn này mẹ bầu không chỉ bị rạn da mà còn có thể bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu doạ sinh sớm… Vì vậy, 3 tháng giữa thai kỳ thai phụ cần chú ý:
- Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
- Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.
Mọi thông tin cụ thể về những gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui mắt liên hệ đến những bệnh viện, phòng khám thuộc mạng lưới hệ thống y tế Vinmec trên toàn nước .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Source: https://trangdahieuqua.com
Category: Làm trắng da