quy trình vận hành thủy điện – Tài liệu text

quy trình vận hành thủy điện – Tài liệu text

quy trình vận hành thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.68 KB, 58 trang )

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

LỜI NÓI ĐẦU
Nhà máy Thủy điện Bắc Khê I khởi công xây dựng tháng 01 năm 2009, trên
Sông Bắc Khê – Xã Kim Đồng– Huyện Tràng Định – Tỉnh Lạng Sơn, nhằm
khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên sông Bắc Khê, đoạn có độ dốc lớn 19,3m,
cách Thị Trấn Bắc Khê 11 Km về hướng Bắc. Nhà máy thủy điện Bắc Khê I sẽ
được hòa cùng với đường dây 35 kV Bắc Khê nhằm cung cấp điện cho Tỉnh
Lạng Sơn và các vùng Bắc Khê với sản lượng điện hàng năm khoảng 131,73
Triệu KWh.
Nhà máy thủy điện Bác Khê I là bậc trên của thủy điện Bắc Khê II (chưa xây
dựng) nhận nước trực tiếp từ đập dâng được ngăn trên sông Bắc Khê. Thiết bị
cơ khí thủy lực, thiết bị điện trong nhà máy, thiết bị bảo vệ đo lường điều khiển,
thiết bị phụ, do nhà thầu Liễu Châu Giang Tây Trung Quốc cung cấp với hệ
thống kiểm soát máy tính, hệ thống tự động hoá cao. Cầu trục gian máy, máy
biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời do các nhà thầu Việt Nam cung cấp .
Nhà máy có tổng công suất định mức là 2,4 MW, gồm 02 tổ máy. Đây là hai
tổ máy phát điện đồng bộ xoay chiều ba pha, trục đứng, turbin kiểu vận hành
liên tục. Chiều quay máy phát cùng chiều quay Turbin theo chiều kim đồng hồ,
gồm hệ thống kích từ, có hệ thống chống sét van, thiết bị tiếp đất trung tính và
các phụ kiện khác.
Dẫn nước vào Nhà máy Thủy điện Bắc Khê I là thẳng từ cửa nhận nước qua
một đoan đường hầm ngầm có vỏ bọc bằng bê tông: đi qua đường ống áp lực và
van nước vào.
Quy trình vận hành và xử lý sự cố do tập thể cán bộ kỹ thuật kết hợp với nhà
Thầu cung cấp thiết bị (Trung Quốc )biên soạn, được dựa trên tài liệu kỹ thuật
và quá trình thực tế vận hành tại các Nhà máy khác, đi sâu vào công tác vận
hành các thiết bị chính, áp dụng cho toàn thể CBCN vận hành tại Nhà máy thuỷ
điện Bắc Khê I. Đây là quy trình đã được bổ sung và tham khảo các viện thủy
điện Trung Quốc, trường Đại học Thủy Lợi và một số nhà máy thủy điện.
Trong quá trình biên soạn quy trình, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất

mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.
Kim Đồng, tháng 08 năm 2015

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 1/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

CHƯƠNG I
CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TRÌNH
• Vị trí công trình: Sông Bác Khê – Xã Kim Đồng – Huyện Tràng Định – Tỉnh
Lạng Sơn.
• Khởi công: tháng 01 /2009
• Khánh thành: Quí IV /2015
1. Điện lượng bình quân năm

: 131,73 Triệu KWh

2. Mực nước dâng bình thường/ Mực nước chết

: 270 m/267 m

3. Cột nước tính toán

: 19,3m

4. Dung lượng toàn bộ hồ chứa

: 3,7 triệu m3

5. Đập dâng

: Đất nén

6. Đập tràn

: Tràn tự do

7. Cửa nhận nước

: BxH=4×6 m2

8. Đường hầm nghiêng: đường kính 3,4m dài

: 80 m

9. Nhà máy thủyđiện

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

: loại hở

– 2/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

CHƯƠNG II – VẬN HÀNH TUR BINE THUỶ LỰC
I- CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TURBIN THỦY LỰC (02 BỘ):
– Nước sản xuất

: Trung Quốc

– Lưu lượng nước qua turbin

: Qmax = 22,208

– Đường kính bánh xe công tác

: D1 = 1,2 m

– Hiệu suất

: 0,877

– Công suất

: P = 1.372 KW.

– Tốc độ định mức

:n

– Tốc độ lồng tốc cho phép

: N = 592 Vg/ ph.

m3/s.

= 300 Vg/ ph.

Hướng quay của trục tuabin thuận chiều quay của kim đồng hồ nhìn từ trên
trở xuống.
Việc vận hành của tuabin được điều khiển bằng bộ điều tốc kỹ thuật số.
II- VẬN HÀNH TURBINE.
1. Các điều kiện ban đầu cho việc khởi động:
– Đường ống áp lực đầy nước, cửa nhận nước thượng lưu (BFV) ở vị trí đóng
kín.
– Lưới điện 35 kV Lạng Sơn – Bắc Khê có điện
– Máy phát, máy biến áp 3 MVA – 35/6,3 KV tốt và không có dấu hiệu không bình
thường nào.
– Đóng điện cho thanh cái 35 KV qua máy biến áp chính, cấp đến thanh cái
400V AC của các tủ SDB thông qua hệ thống tự dùng.
– Đảm bảo nguồn điện 400V AC, 220V AC, 24V DC liên tục và đủ công suất:
+ Đóng áp tô mát cấp nguồn 220V DC cho toàn bộ các tủ đo lường và bảo vệ
máy phát và máy biến áp, tủ điều khiển Turbine và tủ kích từ lấy từ nguồn 220
V DC của hệ thống ắc quy. Đảm bảo nguồn cấp 220V DC đã có và bật sáng cấp
nguồn cho từng tủ của hệ thống.
+ Đóng áp tô mát cấp nguồn điều khiển 220V AC cho tất cả các tủ điều khiển.
+ Hệ thống OPU đã được cấp nguồn 400V AC từ hệ thống tủ tự dùng GDD,
kiểm tra hệ thống đủ áp lực dầu và mức dầu trong thùng đảm bảo.
– Đảm bảo hệ thống nước làm mát hoạt động tốt và đủ áp lực tất cả các van
đều nằm đúng vị trí.
– Hệ thống khí nén làm việc ở trạng thái bình thường và đủ áp lực khí.
– Đảm bảo duy trì cấp khí cho phanh
– Đảm bảo áp lực và lưu lượng nước làm mát cho chèn trục có tải và không tải ở
mức bình thường.

– Hệ thống điều tốc ở trạng thái làm việc tốt.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 3/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

Hệ thống điều khiển phải đảm bảo turbine chỉ có thể khởi động khi tất cả các
điều kiện ban đầu đã được đáp ứng, thì việc khởi động sẽ được tiến hành.
2. Các công việc kiểm tra tối thiểu:
– Bất cứ một sự cố nào được hiển thị bởi một đèn tín hiệu báo hiệu tình trạng
làm việc của thiết bị, người vận hành phải nhận biết được, ấn nút ghi nhận sự cố
(Accep) giải trừ ngay (Reset).
– Nếu một đèn tín hiệu không làm việc nguyên nhân phải được phát hiện và
sửa chữa kịp thời.
– Các đèn tín hiệu và hiển thị của hệ thống kiểm soát phải đảm bảo tốt và làm
việc chắc chắn.
– Tiến trình hoạt động phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ dẫn đã đưa ra
cho hệ thống điều khiển tự động.
– Khoá lựa chọn chế độ điều khiển tại tủ TAGP ở vị trí AUTO.
– Hệ thống nguồn cung cấp cho hệ thống thao tác, điều khiển, bảo vệ, tín hiệu
cho tổ máy và trạm biến áp nhà máy đang làm việc tin cậy và chắc chắn.
– Hệ thống điều tốc sẵn sàng khởi động.
– Hệ thống kích từ không bị sự cố.
– Hệ thống dầu điều khiển OPU không bị sự cố, khoá lựa chọn chế độ điều
khiển cho hệ thống OPU ở vị trí Auto. Kiểm tra các chế độ dầu đảm bảo yêu cầu
* Không có tín hiệu dừng tổ máy do:
+ Sự cố điện máy phát.
+ Sự cố dừng khẩn cấp tổ máy.

– Hệ thống van sẵn sàng khởi động.
– Tất cả các yêu cầu cho việc khởi động tự động phải được đáp ứng.
3. Khởi động tự động:
a/ Điều kiện đầu tiên:
– Công tắc lựa chọn OPU ở chế độ điều khiển AUTO, Chọn bơm 1 ( hoặc bơm
2)
– Bơm nước làm mát ở tư thế sẵn sàng khởi động
– Chạy bơm nước và chèn trục
– Cấp nguồn cho các van tự động của hệ thống nước làm mát máy phát
– Mở các van của hệ thống nước làm mát bằng tay, tất cả các van đều phải
đúng trạng thái theo qui trình vận hành hệ thống phụ trợ nước làm mát
– Mở van nước cấp tới hệ thống nước chèn trục, kiểm tra đủ lưu lượng và áp
lực..
– Kích thích máy phát điện đặt ở chế độ tự động (AUTO).
– Máy cắt đầu cực máy phát (901,902) đặt ở chế độ sẵn sàng làm việc.
– Cánh hướng đóng.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 4/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Cửa nhận nước đóng
– Rơ le ngắt chính 86 TU đã vận hành.
– Phanh hãm đang ở trạng thái cài đặt.
– Các rơ le lỗi khẩn cấp và không khẩn cấp của máy phát và máy biến áp phải
được reset.
– Hệ thống AVR tổ máy ở tình trạng tốt và đang ở chế độ tự động.
– Máy đang ở trạng thái dừng.

b/ Khởi động:
– Bật khóa cấp nguồn 220 V DC tại tủ TAGP bằng khóa DC SUPPLY
ON/OFF SW sang vị trí ON
– Đặt công tắc ( AUTO-MANUAL SWITCH ) trên TAGP ở chế độ tự động
(AUTO).
– Nhấn nút “AUTO START” tại tủ TAGP để khởi động Tổ máy.
– Đặt lại Rơle 86 X trên tủ R1 Relay Panel.
– Đặt lại Rơle 86 TU trên tủ TAGP
– Đặt lại Rơle 86 Y trên tủ R1 Relay Panel.
Những sự việc hoạt động sau đây sẽ xảy ra một cách tự động theo một trình tự
liên tục. Quan sát những đèn hiển thị ở bảng hiển thị trạng thái trên tủ TAGP.
– Hệ thống nước chèn trục và làm mát làm việc và áp lực đảm bảo đèn
COOLING WATER PUMP ON sáng
– Bơm dầu OPU hoạt động và áp lực dầu đảm bảo trong khoảng 100-120BAR
đèn OPU PUMP ON sáng..
– Van cân bằng áp lực của cửa nhận nước “BYPASS” sẽ mở đèn BYPASS
VALVE FULL OPEN sáng.
– Áp suất chênh lệch ở trước và sau van BFV sẽ được hiển thị bằng đèn BFV
WATER DIFF.PR OK trên tủ TAGP.
– Cửa nhận nước sẽ mở, khi cửa nhận nước mở hoàn toàn đèn BFV OPEN
sáng.
– Van BYPASS đóng, đèn BYPASS CLOSE sáng.
– Cánh hướng sẽ bắt đầu mở đèn GUIDE VANE OPEN sáng nhưng lượng
mở lớn nhất chỉ giới hạn 20% lượng mở hoàn toàn (chế độ mở không tải).
– Turbin sẽ quay không tải ở tốc độ 300 Vòng/p và cánh hướng sẽ ở vị trí trong
khoảng (15-17)%.
* Nếu kích từ đặt ở chế độ tự động, khi tốc độ đạt 90% định mức kích từ sẽ tự
động đóng, điện áp đầu cực đạt 6,3 KV.
4. Khởi động Turbin ở chế độ Manual (bằng tay):
* Việc khởi động Turbin được tiến hành theo trình tự sau:

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 5/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Xoay công tắc lựa chọn chế độ hoạt động ở trên tủ SDB-1 điều khiển cho hệ
thống OPU và nước làm mát về chế độ làm việc AUTO và lựa chọn bơm.
– Bật khóa cấp nguồn 220 V DC tại tủ TAGP bằng khóa DC SUPPLY
ON/OFF SW
– Đặt công tắc (AUTO-MANUAL SWITCH ) trên TAGP ở chế độ bằng tay
(MANUAL).
– Đặt lại tất cả các Rơle bằng nút ấn RESET trên tủ TAGP và các tủ bảo vệ.
– Chạy bơm nước làm mát bật công tắc CW ON/OFF SW sang vị trí ON tại tủ
TAGP.
– Mở nước chèn trục turbin làm việc bật công tắc MAINTANCE SEAL SW
sang vị trí ON tại tủ TAGP.
– Bật công tắc OPU ON/OFF SW sang vị trí ON tại tủ TAGP.
– Reset lại Rơle 86 X trên tủ R1 Relay Panel.
– Reset lại Rơle 86 TU trên tủ TAGP
– Mở phanh tại khóa BRAKE SWITCH trên tủ TAGP
– Reset lại Rơle 86 Y trên tủ R1 Relay Panel.
– Mở Van Bypass cân bằng áp lực nước trước và sau cửa nhận nước của
Turbin: Nhấn nút “ BYPASS VALVE OPEN” tại tủ TAGP. Khi đèn “BYPASS
VANE FULL OPEN” trên khối đèn tín hiệu sáng, tức là van BYPASS đã mở.
– Khi đèn báo áp lực nước trước và sau cửa nhận nước cân bằng BFV
WATER DIFF.PR OK. Mở cửa nhận nước Turbin: Nhấn nút “ BFVOPEN” tại
tủ TAGP. Cửa nhận nước đang thực hiện quá trình mở. Khi đèn “BFV OPEN”
trên khối đèn tín hiệu sáng báo cửa nhận nước đã mở hoàn toàn.

– Đóng van Bypass: Nhấn nút CLOSE BYPASS. Khi van đã đóng hoàn toàn.
– Mở cánh hướng để khởi động Turbine bằng cách xoay khóa SPEED
SWITCH tại tủ TAGP sang vị trí RAISE (tăng) thì cánh hướng bắt đầu mở ra
nhưng lượng mở lớn nhất chỉ giới hạn ở 15% lượng mở hoàn toàn, để thắng lực
cản ban đầu của Turbine, Turbine sẽ quay ở tốc độ không tải xung quanh giá trị
tốc độ 300 Vg/p và cánh hướng sẽ mở ở vị trí trong khoảng (15-17)% .
5. Dừng Turbine:
a. Dừng máy bình thường:
Chế độ này thường được thực hiện một cách dự định khi Turbine được yêu
cầu dừng hoạt động để bảo dưỡng, dự phòng. Yêu cầu này được thực hiện bằng
việc ấn nút ” AUTO STOP” ở trên tủ TAGP. Ỏ chế độ dừng máy trình tự diễn
ra như sau:
1. Cánh hướng đóng dần và tải đặt trên máy từ từ giảm.
2. Cánh hướng ở vị trí 10-12% thì bộ điều tốc sẽ phát lệnh cắt máy cắt đầu
cực máy phát ở công suất là 0,26 MW.
3. Cánh hướng sẽ tiếp tục đóng về 0%.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 6/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

4. Van cấp chính (BFV) sẽ đóng.
5. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % tốc độ định mức.
6. Khi tốc độ giảm xuống còn 20% tốc độ định mức phanh sẽ đóng.
7. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng 5-10 phút.
8. Sau thời gian trễ hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF
9. Cấp khí chèn trục turbine đóng bằng tay từ công tắc SW9 trên TAGP
b. Dừng máy khẩn cấp:

Dừng máy khẩn cấp chỉ được thực hiện khi nhân viên vận hành phát hiện thấy
sự cố gây nguy hại cho máy móc, thiết bị và người.
Tổ máy sẽ dừng tự động nếu ấn nút Emergency Stop, bảo vệ Turbine (Rơle
86TU) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86G) tác động thì Máy phát sẽ tự động dừng,
chế độ này máy phát sẽ dừng theo trình tự.
1. Máy cắt đầu cực máy phát (901, 902) sẽ cắt.
2. Cánh hướng đóng cho đến khi độ mở là 0 %
3. Cửa nhận nước BFV đóng
4. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % tốc độ định mức.
5. Khi tốc độ giảm xuống 20% tốc độ định mức phanh sẽ đóng.
6. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng 5-10 phút.
7. Sau thời gian trễ hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF
8. Cấp khí chèn trục turbin đóng bằng tay từ công tắc SW9 trên TAGP
9. Khởi động lại (RESET) tất cả các chỉ thị cho lần vận hành tiếp theo.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 7/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

CHƯƠNG III – MÁY PHÁT ĐIỆN THUỶ LỰC
May phát điện thuỷ lực Nhà máy thuỷ điện Bắc Khê I là loại xoay chiều
đồng bộ ba pha, trục đứng có cấu tạo gồm Stator, Rôtor, ổ trục trên và dưới, nắp
đậy, hệ thống làm mát bằng nước.
I – CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY PHÁT ĐIỆN.
Kiểu máy phát:

SF1200-20/2600

Công suất ( MVA):

1,5

Công suất đầu ra (MW)

1,2

Điện áp định mức Stato (KV):

6,3

Dải điện áp dao động

± 20%

Dòng điện định mức Stator (A):

137,4

Tốc độ định mức ( Vòng/phút ):

300

Tần số (Hz):

50

Số pha:

3

Cos ϕ:

0,8

Tốc độ lồng tốc ( Vòng/phút ):

592

Cấp cách điện:

F

Điện áp kích thích định mức (V)

83

Dòng diện kích thích định mức (A) 173
II- VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN:
Khởi động turbine ở chế độ không tải (Theo qui trình vận hành Turbine), kích
từ được đóng ở chế độ tự động, điện áp đầu cực sẽ đạt 6,3KV (Hoặc có thể đóng
kích từ bằng tay tại tủ kích từ).
– Turbine sẽ quay ở tốc độ không tải 300 Vg/p và cánh hướng sẽ ở vị trí trong
khoảng 15-17%.
– Theo dõi tốc độ tại đồng hồ báo tốc độ và điều chỉnh độ mở cánh hướng
nhằm đạt được tốc độ máy là 300 V/p, nếu tốc độ vượt quá 300 V/p xoay khóa
điều khiển SPEED/LOAD tại tủ TAGP sang vị trí LOWER (Giảm) để đóng
cánh hướng làm giảm tốc độ của máy phát.

– Điều chỉnh dòng kích từ : Điều chỉnh phím điều khiển LOC/REM về LOC tại
tủ kích từ để điều chỉnh dòng kích từ và điện áp kích từ, theo dõi các thông số
Ukt, Ikt trên bảng điều khiển, theo dõi các thông số UMF, IMF, tốc độ và các thông số
về nhiệt độ của Máy phát.
Theo dõi và thực hiện quá trình điều chỉnh theo các bước như trên để đưa máy
phát vào chế độ không tải sẵn sàng cho quá trình hòa đồng bộ Máy phát.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 8/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

III. CÁC CHẾ ĐỘ HÒA MÁY PHÁT VÀO LƯỚI ĐIỆN :
Điểm hoà điện giữa nhà máy thuỷ điện Bắc Khê I với Hệ thống điện Quốc gia
được quy định tại máy cắt 901; 902. Có hai chế độ hoà sau:
* Chế độ hòa tự động: Đây là chế độ làm việc chính của Tổ máy.
1. Xoay công tắc lựa chọn (SYNCH SELECTION) ở trên tủ đồng bộ về chế
độ tự động (AUTO).
2. Lựa chọn công tắc đồng bộ (SYN. SELECTION) về vị trí máy cắt cần hòa (52
GA hoặc 52 GB)
3. Bật cột hòa đồng bộ SYNCHROSCOPE về ON
4. Ấn nút ấn AUTO SWITCH
5. Hệ thống sẽ tự động khởi động thiết bị đồng bộ và máy phát sẽ được hoà
đồng bộ vào hệ thống.
6. Thiết bị tự động đồng bộ sẽ tự động dừng sau khi đóng máy cắt.
* Chế độ hòa bằng tay:
1. Xoay công tắc lựa chọn (SYNCH SELECTION ) trên tủ đồng bộ hóa. Về chế độ
MANUAL.

2. Lựa chọn công tắc đồng bộ (SYN. SELECTION) về vị trí máy cắt cần hòa (52
GA hoặc 52 GB)
3. Bật khoá hòa đồng bộ SYNCHROSCOPE về ON
4. Điều chỉnh tốc độ (Tần số), điện áp so với tần số và điện áp của lưới điện thông qua
việc xoay núm(SPEED RAISE/LOWER), (VOLTAGE RAIES/LOWER) trên tủ
(SYN.PANEL) và việc đồng bộ hóa hệ thống bằng việc đóng máy cắt đầu cực máy
phát, khi đèn thông báo đồng bộ đạt yêu cầu sáng ” Thông qua rơle kiểm tra đồng bộ “
và đồng hồ đồng bộ ở vị trí 12h (vạch 12).
5. Lắc khoá điều khiển máy cắt (BREAKER CONTROL) trên tủ C1 về vị trí
CLOSE. Máy phát sẽ được hòa điện vào lưới.
* Lưu ý:
– Trong cả hai trường hợp, sau khi đóng máy cắt, bộ điều tốc sẽ tự động nâng công
suất lên mức 2,4 MW.
– Hệ thống máy phát có thể được đặt tải đạt mức tải yêu cầu phụ thuộc vào lượng
nước có sẵn và lưới bằng cách xoay công tắc “LOAD LIMIT SWITCH” sang vị trí
RAISE trên tủ TACP.
IV. THEO DÕI, VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN LÀM VIỆC.
Khi máy làm việc bình thường, cần theo dõi các vấn đề sau:
1. Điện áp máy phát cho phép biến đổi trong phạm vi ± 5% điện áp định mức
(6,3KV) Nếu cao hơn hay thấp hơn, ta phải điều chỉnh dòng kích từ để giảm
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 9/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

hoặc tăng điện áp. Nếu có nhiều máy làm việc song song, việc điều chỉnh kích
từ phải theo nguyên tắc là cos ϕ các máy xấp xỉ bằng nhau. Thoả mãn điều kiện
này sẽ tận dụng hết khả năng các máy, đồng thời tổn hao công suất cũng nhỏ

nhất.(Đồng pha, đồng áp, đồng tần)
2. Tần số chung phải bằng định mức (bằng 50 ± 0,2Hz), khi tần số lệch khỏi
định mức ta phải thay đổi mômen sơ cấp để đưa tần số về 50 Hz. Việc điều
chỉnh tần số cũng phải theo nguyên tắc bảo đảm cos ϕ các máy bằng nhau.
Trường hợp có nhiều nhà máy nối thành hệ thống, người ta giao cho một, hay
một vài nhà máy làm nhiệm vụ điều tần, thường là nhà máy thuỷ điện hay tur
bine khí. Toàn bộ hệ thống chỉ nhà máy điều tần thực hiện điều chỉnh tần số.
3. Dòng điện và công suất máy phát không được quá định mức. Khi máy bị
quá công suất, cần sử lý để hạn chế tải, nếu không được thì cắt bớt tải.
Nếu theo yêu cầu của Điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải
Stator trong thời gian cho phép quá tải sự cố đồng thời tăng cường theo dõi kiểm
tra tình trạng máy phát điện quá tải theo bảng sau:
Bội số Iqt/Iđm
Thời gian quá tải
cho phép (phút)

1,1

1,2

60

6

1,3
4

1,4
3

1,5
2

4. Các nhiệt độ phải trong phạm vi cho phép theo bảng sau.
Bảo vệ cấp 1(0C)
(Báo tín Hiệu)

Tên

Bảo vệ cấp 2(0C)
(Tín hiệu cắt)

Nhiệt độ cuộn dây STATOR

100

110

Nhiệt độ khí nóng

60

75

Nhiệt độ vỏ ổ hướng

60

65

Nhiệt độ dầu ổ đỡ

55

60

5. Dòng điện ba pha phải cân bằng, nếu chênh lệch, không được lệch quá 20%
dòng định mức, lúc này dòng điện trong bất cứ pha nào cũng không được phép
quá tải.
6. Ngoài ra, phải thường xuyên theo dõi độ rung, tiếng ồn, cách điện dây quấn,
tình trạng kích từ, các chỉ thị đo lường, điều khiển và tín hiệu bình thường chính
xác, phù hợp với trạng thái vận hành tổ máy.
7. Thực hiện chuyển công suất giữa các máy phải đảm bảo nguyên tắc là tần
số (khi chuyển công suất tác dụng) hay điện áp (khi chuyển công suất phản
kháng) không dao động trong suất quá trình chuyển. Vì thế, phải thao tác đồng
thời cả hai, giảm máy này đồng thời tăng máy kia. Người ta thường làm từng
động tác ngắn, sau mỗi thao tác, chờ cho các dụng cụ do ổn định mới làm tiếp
bước sau.
V. DỪNG MÁY PHÁT ĐIỆN:
Máy phát có thể được dừng ở các chế độ sau:
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 10/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Dừng máy bình thường.
– Dừng máy khẩn cấp.
1. Dừng máy bình thường:

Chế độ này thường được thực hiện một cách dự định khi Turbine được yêu
cầu dừng hoạt động để bảo dưỡng, dự phòng. Yêu cầu này được thực hiện bằng
việc ấn nút ” AUTO STOP” ở trên tủ TAGP. Ỏ chế độ này trình tự diễn ra như
sau:
Cánh hướng đóng dần và tải đặt trên máy từ từ giảm.
Cánh hướng ở vị trí 10-12% thì bộ điều tốc sẽ phát lệnh cắt máy cắt đầu cực
máy phát ở công suất là 0.26 MW.
– Cánh hướng sẽ tiếp tục đóng về 0%.
– Van cấp chính (BFV) sẽ đóng.
– Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % tốc độ định mức.
– Khi tốc độ giảm xuống còn 20% tốc độ định mức phanh sẽ đóng.
– Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng 5-10 phút.
– Sau thời gian trễ hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF
– Cấp khí chèn trục tua bin đóng bằng tay từ công tắc SW9 trên TAGP
2. Dừng máy khẩn cấp:
Dừng máy khẩn cấp chỉ được thực hiện khi nhân viên vận hành phát hiện thấy
sự cố gây nguy hại cho máy móc, thiết bị và người.
Tổ máy sẽ dừng khẩn cấp nếu ấn nút Emergency Stop, bảo vệ Turbine (Rơle
86TU) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86G) tác động Máy phát sẽ tự động dừng, chế
độ này máy phát sẽ dừng theo trình tự.
1. Máy cắt đầu cực máy phát (901, 902) sẽ cắt.
2. Cánh hướng đóng cho đến khi độ mở là 0 %
3. Cửa nhận nước BFV đóng
4. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % tốc độ định mức.
5. Khi tốc độ giảm xuống 20% tốc độ định mức phanh sẽ đóng.
6. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng 5-10 phút.
7. Sau thời gian trễ hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF
8. Cấp khí chèn trục turbine đóng bằng tay từ công tắc SW9 trên TAGP
9. Khởi động lại (RESET) tất cả các chỉ thị cho lần vận hành tiếp theo.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 11/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

CHƯƠNG IV – VẬN HÀNH CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ
I. VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG DẦU ÁP LỰC (OPU) :
a. Điều khiển tại chỗ : LOCAL:
1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho hệ thống OPU trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2)
2. Quay khóa lựa chọn (AUTO/MANUAL) ở trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí: MANUAL.
3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu (PUMP SELECTOR) ở tủ SDB1(tổ máy 1) hoặc SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí M1 tương ứng với“PUMP1”hoặc
M2 tương ứng với “PUMP2” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2.(Phần cấp dầu chỉ
để tham khảo)
4. Mở van nước đầu vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0).
Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực trên đồng hồ là 1,5 bar (nếu lớn
hoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống).
5. Xoay khoá lựa chọn về START ở trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc SDB-2 (tổ
máy 2) để đưa bơm dầu đã chọn tương ứng vào làm việc.
6. Xoay khoá lựa chọn về STOP ở trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc SDB-2 (tổ
máy 2) để đưa bơm dầu đã chọn tương ứng ngừng làm việc..
b. Điều khiển tại tủ điều khiển TAGP:
1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho hệ thống OPU trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2)
2. Quay khóa lựa chọn (AUTO/MANUAL) ở trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí: AUTO.
3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu (PUMP SELECTOR) ở tủ SDB1(tổ máy 1) hoặc SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí M1 tương ứng với“PUMP1”hoặc

M2 tương ứng với “PUMP2” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2.
4. Mở van nước đầu vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0).
Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực trên đồng hồ là 1,5 bar nếu lớn
hoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống.
5. Xoay khóa chuyển mạch SW2 ở tủ điều khiển TAGP về vị trí: MANUAL.
6. Xoay khóa OPU ON/OFF SW ở tủ điều khiển TAGP về vị trí ON để đưa bơm
dầu vào làm việc.
7. Xoay khóa OPU ON/OFF SW ở tủ điều khiển TAGP về vị trí OFF để đưa
bơm dầu ngừng làm việc.
c. Điều khiển tự động:
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 12/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho hệ thống OPU trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2)
2. Xoay khóa lựa chọn (AUTO/MANUAL) ở trên tủ SDB-1(tổ máy 1) hoặc
SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí: AUTO.
3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu (PUMP SELECTOR) ở tủ SDB1(tổ máy 1) hoặc SDB-2 (tổ máy 2) về vị trí M1 tương ứng với“PUMP1”hoặc
M2 tương ứng với “PUMP2” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2.
4. Mở van nước đầu vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0).
Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực trên đồng hồ là 1,5 bar (nếu lớn
hoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống).
5. Xoay khóa chuyển mạch SW2 ở tủ điều khiển TAGP về vị trí: AUTO.
6. Nhấn nút (AUTO START) ở tủ điều khiển TAGP Bơm dầu sẽ được khởi
động theo chương trình tự động.
d. Kiểm tra hệ thống dầu OPU.

– Kiểm tra lượng dầu trong thùng, xem ở kính thăm mức dầu nằm ở vị trí giữa
(MAX ÷ MIN) là mức dầu trong thùng đủ.
– Kiểm tra màu sắc của hạt chống ẩm.
– Kiểm tra các đầu nối giắc co, van, hệ thống đường ống của OPU.
– Kiểm tra nhiệt độ dầu trong thùng (xem đồng hồ đo nhiệt độ của thùng dầu).
– Kiểm tra áp lực dầu trước lọc 100 – 120 Bar, độ thông cuả bộ phận lọc, van
hồi
– Kiểm tra độ rò rỉ của hệ thống đường ống, các van.
– Hệ thống Xec vô mô tơ.
– Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường dẫn.
– Kiểm tra đường dầu hồi.
– Kiểm tra các van phân phối.
– Kiểm tra áp lực dầu trên đường ống dẫn dầu.
II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG NƯỚC LÀM
MÁT VÀ CHÈN TRỤC TUR BINE.
1- Ấn start của bơm số 1- bơm số 2 tại tủ bơm
1. Mở van nước làm mát (Van tay 8.1) kiểm tra áp lực khoảng 9-10 bar.
Chuyển dùng 1 trong 2 bầu lọc chính (21.1, 21.2)
2. Mở van tay trước và sau van giảm áp 7.1. Kiểm tra áp lực sau van giảm áp
qua đồng hồ áp lực vào khoảng 2,5-3,5 bar.
3. Tại gian cơ, kiểm tra áp lực trước van tự động 26.0 vào khoảng 5-6.5 bar.
Mở van tay trước và sau van tự động 26.0.
4. Kiểm tra áp lực nước làm mát đầu vào, xem đồng hồ đạt 2-3kg/cm 2 áp lực
sau van giảm áp 1 xem đồng hồ đạt 2-3 kg/ cm2.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 13/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

5. Tại gian cơ tầng máy phát mở van tay trước bầu lọc nước chèn trục, sử
dụng 1 trong 2 bầu lọc bằng cách chuyển 1 trong 2 bầu lọc
6. Tại tủ điều khiển phân phối nước chèn trục mở khóa 7.0. Kiểm tra đồng hồ
6.0 áp lực vào khoảng 5-7 bar
Kiểm tra đồng hồ 1.0 vào khoảng 2,5-4,5 LMP
Mở van 8.2 sau van giảm áp. Mở khóa 18.0 cấp cho bình tích năng
Mở khóa 5.2 cấp cho đồng hồ công tắc áp lực 11.0
Kiểm tra áp lực tại đồng hồ 13.0 vào khoảng 3-4 kg/ cm2 là đảm bảo
Khóa van 8.1 mở van 4.2
7. Mở van nước làm mát cạnh van tự động 26.0 cấp cho bơm dầu làm mát cho
OPU
8. Trong quá trình vận hành, nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi
thông số tại các đồng hồ hiển thị, tại các vị trí, sự dò dỉ các giắc co đường
ống. Nếu thấy thay đổi tại các trị số đồng hồ hoặc hỏng hóc các van, đầu
nối giắc co phải báo ngay cho trưởng ca để kịp thời có biện pháp xử lý
III. QUI TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG BƠM NƯỚC RÒ.
a/ Vận hành hệ thống bơm nước dò tại tủ điều khiển:
1. Đóng Aptomát cấp nguồn cho hệ thống bơm nước dò từ tủ tự dùng SDB
(khi nguồn đã được cấp đến tủ).
2. Xoay khoá lựa chọn bơm số MAIN (hoặc bơm STANDBY).
3. Xoay khoá lựa chọn chế độ MANUL.
4. Nếu chọn bơm MAIN ta xoay khoá lựa chọn MAIN sang START để vận
hành bơm (dừng vận hành xoay sang STOP)
b/ Vận hành hệ thống bơm nước rò ở chế độ tự động:
1. Đóng Attomát cấp nguồn cho hệ thống bơm nước rò từ tủ tự dùng SDB
(khi nguồn đã được cấp đến tủ).
2. Xoay khoá lựa chọn bơm số MAIN (hoặc bơm STANDBY).
3. Xoay khoá lựa chọn chế độ AUTO (Bơm sẽ tự động khởi động khi mực
nước tại hố bơm dâng đến mức 1)

c/ Kiểm tra hệ thống bơm nước rò:
1. Kiểm tra mực nước rò tại hố bơm.
2. Kiểm tra đường ống xem có bị rò rỉ, tắc không.
3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm về tiếng kêu, độ rung.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 14/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

IV – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY NÉN KHÍ:
A. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ.
1. Hệ thống nén khí phục vụ cho việc phanh hãm khi dừng máy, cung cấp khí
cho hệ thống chèn trục turbine các máy công cụ cầm tay để vệ sinh công nghiệp.
2. Các thiết bị của hệ thống được làm việc hoàn toàn tự động, nhờ các đồng hồ
áp lực có tiếp điểm điện điều khiển. Khi áp lực khí không đủ sẽ có tín hiệu báo
lên phòng điều khiển trung tâm.
3. Hệ thống nén khí gồm:
* Bình chứa khí:

01 bình

* Máy nén khí:

02 máy

* Tủ điều khiển:

01 tủ

* Hệ thống phân phối khí:

01 hệ thống

B. VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHÍ NÉN.
1. Hệ thống nén khí luôn đặt ở chế độ làm việc tự động.
2. Hệ thống nén khí làm việc ở chế độ bằng tay trong các trường hợp :
– Chạy nghiệm thu sau sửa chữa, đại tu.
– Khi cần xác minh trong vận hành.
3. Khi mạch tự động bị hỏng, trong thời gian đó trực vận hành phải trực liên
tục tại hệ thống, thao tác chạy và ngừng máy để duy trì áp lực hệ thống.
4. Cấm tiến hành mọi công việc sửa chữa như: Xiết thêm êcu, bulông, sửa van
…. Trong khi máy đang đặt ở chế độ làm việc tự động hoặc dự phòng.
5. Kiểm tra hệ thống nén khí trong quá trình vận hành:
– Kiểm tra hệ thống đặt phù hợp với phương thức vận hành.
– Nếu máy đang làm việc kiểm tra độ rung, tiếng kêu của máy nén, động cơ, áp
suất khí trong phạm vi cho phép, sự phát nhiệt của máy nén.
– Các thiết bị chữa cháy đầy đủ, để đúng nơi quy định.
– Các thiết bị được vệ sinh sạch sẽ.
– Khi kiểm tra và vệ sinh máy nén khí, phải chuyển khoá điều khiển về vị trí
cắt, xong đưa khoá về vị trí cũ.
– Kiểm tra xả ẩm bình chứa khí.
6. Các trường hợp phải cho ngừng ngay máy nén khí:
– Máy rung mạnh hoặc có tiếng kêu.
– Khi có tiếng va đập trong máy
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 15/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Van xả an toàn tác động xả khí ở vị trí sai với thông số đặt.
– Sự phát nhiệt lớn của máy và động cơ.
– Khi có mùi khét từ máy nén hoặc động cơ.
7. Các công việc sửa chữa thiết bị của hệ thống nén khí đều phải thực hiện
theo phiếu, lệnh công tác, trừ trường hợp xử lý sự cố nhỏ có nhân viên trực vận
hành giám sát.
* Thao tác đưa máy nén khí ra sửa chữa:
+ Cắt khóa điều khiển, treo biển “ Cấm đóng điện “
+ Cắt aptomat cấp nguồn AC, DC cho hệ thống, treo biển “ Cấm đóng điện “
+ Đóng các van phân phối khí, treo biển “ Cấm mở “
* Kiểm tra chuẩn bị chạy máy sau khi sửa chữa:
+ Thiết bị và hiện trường sạch sẽ.
+ Kiểm tra sự bắt chặt của máy nén và động cơ, các van xả đã đóng kín.
+ Mở dần các van của hệ thống đến mở hoàn toàn.
* Chạy máy bằng tay để kiểm tra nghiệm thu:
+ Đóng aptomat cấp nguồn hệ thống, aptomat điều khiển.
+ Xoay khoá điều khiển về vị trí bằng tay.
+ Chạy máy và kiểm tra tiếng máy, độ rung của máy và động cơ, các mặt bích
máy, zắc co không rò khí, rò dầu ( Hai động cơ ).
– Nếu không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cho cắt máy, làm biện pháp an toàn
đưa máy ra kiểm tra sửa chữa.
– Nếu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:
+ Thu tất cả các biển báo.
+ Đặt khoá điều khiển của hệ thống về vị trí tự động.
+ Xác nhận kết thúc phiếu hoặc lệnh công tác.
8. Thao tác đưa bình chứa khí ra sửa chữa khám nghiệm:

– Đóng các van vào, van ra của bình. Các van liên thông với các thiết bị khác,
treo biển “ Cấm mở “.
– Mở từ từ van xả khí của bình để xả áp suất của bình chứa ( trong quá trình xả
phải theo dõi áp suất trên đồng hồ ).
– Khi áp suất bình chứa P = 0 kéo thử van an toàn, nếu không có khí xì ra tiến
hành cho đội công tác vào làm việc.
* Đội công tác khi vào làm việc với bình chứa khí phải tuân theo quy phạm về
vận hành và sửa chữa bình chịu áp lực.
9. Việc khám nghiệm định kỳ bình chứa khí nén trong quá trình sử dụng, do cơ
quan thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi tiến hành, thời hạn được quy định như
sau:
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 16/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

a. Khám xét bên trong và bên ngoài bình : 3 năm một lần.
b. Khám nghiện bên trong, bên ngoài, thử thuỷ lực : 6 năm một lần.
10. Nạp khí vào bình chứa sau sửa chữa khám nghiệm.
a. Kiểm tra xem xét xung quanh bình chứa khí, các mặt bích được bắt bằng
bulong chắc chắn, đồng hồ áp lực, van an toàn đã được kiểm tra chỉnh định có
niêm phong cặp chì.
b. Kiểm tra sơ đồ nạp khí, đóng các van xả khí của bình, mở van liên thông
với các hệ thống, nâng từ từ áp suất bình chứa cho tới khi đủ áp suất định mức.
c. Ký khoá phiếu công tác kết thúc quá trình khám nghiệm bình.
11. Việc kiểm tra các đồng hồ áp lực của nén khí phải được tiến hành 01 năm
01 lần. Sau mỗi lần kiểm tra phải kẹp chì hoặc gắn ký hiệu người kiểm tra.
Ngoài ra 06 tháng kiểm tra bổ xung bằng cách so sánh với áp kế mẫu và ghi kết

quả kiểm tra vào sổ theo dõi.
* Thao tác vận hành tại tủ điều khiển:
1. Vận hành tại tủ điều khiển
– Xoay khoá lựa chọn máy số 1 (COMP-1) hoặc 2 (COMP-2).
– Xoay khoá lựa chọn sang vị trí ( MANUAL).
– Nếu chọn COMP-1 thì khởi động máy số 1 ấn COMP-1 START và ấn COMP-1
STOP để dừng
– Nếu chọn COMP-2 thì khởi động máy số 2 ấn COMP-1 START và ấn COMP-2
STOP để dừng
2. Vận hành chế độ tự động
– Xoay khoá lựa chọn máy số 1 (COMP-1) hoặc 2 (COMP-2).
– Xoay khoá sang vị trí “AUTO” động cơ sẽ được tự động khởi động khi áp lực bình
khí thấp.
V – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA CẦU TRỤC.
A. QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Quy trình vận hành Cầu trục áp dụng cho cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân
viên làm nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa hiệu chỉnh trong lưới điện nhà
máy.
2. Ngoài quy trình này, khi thực hiện các công tác liên quan đến Cầu trục phải
nghiên cứu và áp dụng các thuyết minh kỹ thuật của nhà chế tạo.
3. Cầu trục dùng trong việc di chuyển phục vụ công tác lắp đặt và sửa chữa thiết
bị.
4. Tất cả các cán bộ kỹ thuật, công nhân phụ trách quản lý vận hành sửa chữa
Cầu trục phải nghiên cứu thành thạo quy trình này và có kết quả kiểm tra đạt
yêu cầu.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 17/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

5. Trong quá trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạng
bất thường trên thiết bị phải báo cáo kịp thời cho lãnh đạo cấp trên để có biện
pháp xử lý.
B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT.

Cơ cấu
nâng chính

Cơ cấu
nâng phụ

Cơ cấu di
chuyển xe
con
Cơ cấu di
chuyển cầu
trục
Kiểu
điện

cấp

Tải trọng nâng
Tốc độ nâng hạ
Chiều cao nâng
Động cơ

32Tấn

0,1 & 1,0 M/PH
14 M
Công suất
Công suất
Hộp giảm tốc
Điện áp/ Tần số
Tải trọng nâng
15 Tấn
Tốc độ nâng hạ
0,3 & 3,0 M/PH
Chiều cao nâng
18 M
Động cơ
Công suất
Công suất
Hộp giảm tốc
Tỉ số chuyền
Đường kính bánh xe
560 mm
Tốc độ di chuyển
1,0 & 10 M/ph
Động cơ liên hộp giảm tốc Công suất
và phanh điện từ
Tỉ số chuyền
Đường kính bánh xe
560 mm
Tốc độ di chuyển
1,5 & 15 M/ph
Động cơ liên hộp giảm tốc Công suất
và phanh điện từ

Tỉ số chuyền
Nguồn diện cung cấp
3 pha, 380 V, 50 Hz
Xe con
Ray cấp an toàn 3 pha
Cầu trục
Ray cấp an toàn 3 pha

C. NỘI QUY VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
1. Đối với công nhân sử dụng cầu trục:
– Cần hiểu rõ cấu tạo và công dụng.
– Biết các loại dầu mỡ, cách tra các loại dầu mỡ cho các bộ phận.
– Biết tiêu chuẩn loại bỏ cáp, xác định cáp phù hợp.
– Nắm được các tài liệu hướng dẫn vận hành bảo dưỡng và điều khiển thiết bị
nâng.
– Biết kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và các thiết bị an toàn đặc biệt là sự
làm việc của phanh và cách điều chỉnh.
– Biết chế độ và nội dung bảo dưỡng thiết bị.
2. Khi nâng và di chuyển phải tuân theo quy định sau:
– Phát tín hiệu cho những người khác tránh xa vùng làm việc của cầu trục khi
cầu trục đang làm việc.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 18/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Trong khi dịch chuyển cần thiết nâng cao 0,5 m trên các vật gặp trên đường
di chuyển.

VI. QUI TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG ẮC QUY.
A. NGUYÊN TẮC CHUNG.
1.Việc vận hành, kiểm tra ắc quy và việc thay đổi chế độ làm việc phóng nạp
ắc quy phải tiến hành theo đúng quy trình vận hành.
2. Việc trông nom và vận hành ắc quy do nhân viên vận hành trong ca đảm
nhận. Các nhân viên vận hành ắc quy phải được đào tạo kỹ luỡng quy trình vận
hành ắc quy trước khi làm việc.
3. Nhiệm vụ của nhân viên vận hành ắc quy là kiểm tra và ghi các thông số kỹ
thuật vận hành của ắc quy vào sổ ghi thông số ắc quy, kiểm tra tình trạng làm
việc của ắc quy, đồng thời tiến hành sửa chữa ắc quy trong phạm vi được phân
công. Nhân viên vận hành có trách nhiệm ghi chép các thông số vận hành ắc
quy, Các chế độ làm việc của ắc quy vào sổ vận hành ắc quy.
B. QUI TRÌNH VẬN HÀNH
1. Đặc tính kỹ thuật:
– Tổ ắc quy của nhà máy thủy điện Băc Khê I: ắc quy khô
– Cung cấp điện một chiều cho toàn bộ hệ thống bảo vệ.
– Thường xuyên làm việc ở chế độ nạp bổ sung.
– Bộ nạp cưỡng bức dùng nạp lần đầu cho tổ ắc quy, và thay thế bộ nạp bổ
sung khi cần thiết.
2. Các chế độ vận hành.
a. Nạp cưỡng bức.
+ TẠI TỦ FLOAT CUM CHARGER
– Đóng áptômát MCCB-2
– Chọn chế độ nạp BOOST tại khóa SW-7
– Chọn chế độ nạp tự động hay bằng tay bằng khóa SW-8 (AUTO/MANUAL)
– Bật khóa ON/OFF tại khóa SW-6 hệ thống bắt đầu làm việc
– Điều chỉnh điện áp nạp cưỡng bức tại vít điều chỉnh RV-7; RV-4; RV-5 điện
áp nạp không quá 243 V DC
– Điều chỉnh dòng nạp cưỡng bức tại vít điều chỉnh RV-6 tùy thuộc vào dung
lượng của ắc qui cần nhiều hay ít mà dòng nạp có thể lớn hay nhỏ

– Kiểm tra dòng nạp cưỡng bức tại đồng hồ AM-3
b. Nạp bổ sung.
+ TẠI TỦ 220V/250 Ah BATERY CHARGER
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 19/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Đóng áp tô mát MCCB-20 cấp nguồn 380 V AC cho hệ thống nạp.
– Kiểm tra điện áp nạp AC qua đồng hồ VM-1 xoay khóa chuyển mạch SW-2
kiểm tra điện áp 3 pha 380 V đến 400 V là tốt
+ TẠI TỦ FLOAT CHARGER
– Đóng áptômát MCCB-1
– Chọn chế độ nạp bổ sung tại khóa SW-7 tại tủ FLOAT CUM BOOT
CHARGER
– Chọn chế độ nạp tự động hay bằng tay bằng khóa SW-5 (AUTO/MANUAL)
– Bật khóa ON/OFF tại khóa SW-4 hệ thống bắt đầu làm việc
– Điều chỉnh điện áp nạp tại vít điều chỉnh RV-3 tăng giảm bằng cách vặn theo
chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. điện áp nạp không lớn hơn 240
V DC qua đồng hồ hiển thị WM-2
– Dòng nạp không lớn hơn 60 A hiển thị qua đồng hồ AM-4
– Kiểm tra dòng nạp xoay chiều 3 pha qua đồng hồ AM-1, xoay khóa SW-3 để
kiểm tra dòng nạp
c. Tủ phân phối nguồn:
– FDR-1 Cấp nguồn cho các tủ tự dùng MDB1,2,3. SDB 1,2,3,4,5
– FDR-2 Cấp nguồn cho tủ kích từ AVR-2 (H2)
– FDR-3 Cấp nguồn cho tủ U2, C1, R1, CR2B, TAGP2 (H2)
– FDR-4 Cấp nguồn cho tủ phanh đo lường nhiệt độ máy phát H2

– FDR-5 Cấp nguồn cho tủ kích từ AVR-1 (H1)
– FDR-6 Cấp nguồn cho tủ U1, C1, R1, CR2A, TAGP1 (H1)
– FDR-7 Cấp nguồn cho tủ phanh đo lường nhiệt độ máy phát H1
– FDR-8 Cấp nguồn cho tủ hòa đồng bộ SYN, CR3, CR4
– FDR-9 Cấp nguồn cho tủ OSP 35 KV- Cứu hỏa trạm
– FDR-10 Cấp nguồn cho tủ gian 11 KV
– FDR-11 Cấp nguồn cho 52 GT-A; 89 GT-A ( Mạch dao cách ly và máy cắt
131)
– FDR-12 Cấp nguồn cho 52L; 89B; 89L (Máy cắt và dao cách ly đường dây)
– FDR-13 Cấp nguồn cho 52 GT-B; 89 GT-B ( Mạch dao cách ly và máy cắt
132)
– FDR-14 Cấp nguồn cho mồi kích từ AVR1
– FDR-15 Cấp nguồn cho mồi kích từ AVR1
– FDR-16 Cấp nguồn cho tủ SCADA

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 20/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

C. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.
1. Trong phòng ắc quy tuyệt đối không hút thuốc, cầm lửa. Không được đặt
các thiết bị gây tia lửa điện như: Cầu dao, công tắc điện, cầu chì… cửa phòng ăc
quy phải đặt biển hiệu “ phòng ăc quy cấm lửa”
2. Phòng ắc quy phải luôn khoá, cửa sổ luôn đóng. Trong phòng ắc quy phải
luôn đặt hệ thống quạt thông gió. Trước khi vào phòng ắc quy phải cho hệ
thống quạt hút gió làm việc trước từ 3 ÷ 5 phút .
3. Ăc quy phải đặt trong phòng riêng đảm bảo khô ráo sáng sủa. Cửa sổ phải

dùng kính mờ hoặc sơn màu sữa. Phòng ắc quy phải cách ly với khói, bụi và
hơi. Không được để ánh nắng chiếu vào phòng ắc quy.
4. Phòng ắc quy phải có buồng riêng để bảo quản a xít, nước nguyên chất, các
tấm cách ly và để điều chế chất điện phân .
5. Các cấu kiện kim loại, giá đỡ … của phòng ắc quy phải được sơn bằng loại
sơn chịu a xít ,chỗ hàn dây dẫn với đầu cốt không được sơn mà phải đánh sạch
và bôi mỡ dơ lia .
6. Động cơ điện của hệ thống thông gió phải đặt ở ngoài phòng ắc quy và bên
ngoài quạt thông gió, ống thải khí phải được xây dựng riêng biệt .
7. Trong phòng ắc quy phải có đầy đủ quần áo bằng da hoặc vải hạt, yếm cao
su, gang tay, ủng cao su kính bảo vệ mắt .
8. Đèn dùng trong phòng ắc quy là loại có bảo vệ chống nổ, trong phòng ắc
quy phải có hệ thống chiếu sáng sự cố. Dây dẫn và các thiết bị điện phải đảm
bảo không bị ảnh hưởng lâu dài của hơi a xít .Không sử dụng dây nhôm trong
phòng ắc quy.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 21/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

CHƯƠNG V – VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP
I. CÁC THIẾT BỊ TRẠM 6,3KV/35 KV-20MVA:
TT

Tên thiết bị

Số liệu kỹ thuật

Đơn vị

Số
lượng

1

Máy cắt điện SF6

35 KV, 1250 A

Bộ

3

Bộ

1

Bộ

3

2
3

Dao cách ly 3 cực, dao
35KV, 1000 A
tiếp đất 1 phía

Dao cách ly 3 cực, dao
35KV, 1000 A
tiếp đất 2 phía

4

Biến dòng điện

125-250/1/1/1/1/1A

Cái

3

5

Biến dòng điện

125/1/1-1A

Cái

6

6

Biến dòng điện

1100/1/1A

Cái

6

7

Biến dòng điện

1100/1A

Cái

12

8

Biến dòng điện

25/5A

Cái

6

9

Biến điện áp

Cái

6

10

Chống sét van

96KV,10 KA

Cái

9

11

Chống sét

11KV,10 KA

Cái

6

12

Máy biến áp lực

Máy

1

13

Máy biến áp tự dùng

Máy

2

3MVA,Υ/∆11
35kV/6,3 kV,
180 kVA, ∆11/Y0
6,3kV2.2,5%/0,4 kV

II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN DÒNG.
A. QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Quy trình vận hành MBD (TI) loại OUTDOOR OIL COOLED áp dụng cho
cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa
hiệu chỉnh trong lưới điện nhà máy, với mục đích nghiên cứu nguyên lý làm
việc, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành và xử lý sự cố.
2. Ngoài quy trình này, khi thực hiện các công tác liên quan đến MBA phải
nghiên cứu và áp dụng các thuyết minh kỹ thuật của nhà chế tạo.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 22/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

3. MBD loại OUTDOOR OIL COOLED dùng để chuyển các trị số dòng điện
định mức ở điện áp cao thành các trị số dòng ở điện áp thấp phù hợp để đưa đến

các thiết bị đo đếm, các tín hiệu bảo vệ điều khiển trong quá trình vận hành và
chế độ sự cố trong hệ thống xoay chiều tần số 50 đến 60 Hz. Nó là loại thiết bị
đặt ngoài trời.
4. Tất cả các cán bộ kỹ thuật, công nhân phụ trách quản lý vận hành sửa chữa
TI này phải nghiên cứu thành thạo quy trình và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
5. Trong quá trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạng
bất thường trên thiết bị phải báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo cấp trên để có biện
pháp xử lý.
B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Kiểu máy (kín đặt ngoài trời)

:OUTDOOR OIL COOLED

Nhà chế tạo:

VIỆT NAM

Điện áp sơ cấp định mức

35 KV

Điện áp sơ cấp cho phép max

38,5 KV

Tần số định mức

50 HZ

Dòng điện thứ cấp định mức

1A

Tỷ số biến (A):

125-250/1/1/1/1/1A

Công suất cuộn thứ cấp

15 VA/20 VA/30 VA

Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp

230 KV

Điện áp chịu đựng xung sét

550 KVP

Cấp chính xác:

0,2; 0,5; PS

Khối lượng dầu:

125 lít

Trọng lượng

375 Kg

C. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN KÝ LÀM VIỆC:
1. Cấu tạo:
Là loại biến dòng gồm cuộn nhất thứ P1 – P2 và 05 cuộn nhị thứ 1S1 – 1S5;
2S1 – 2S5 ; 3S1 – 3S5; 4S1-4S5; 5S1-5S5 có thông số kỹ thuật như mục II,
được ngâm trong dầu cách điện vỏ bao bọc là sứ cách điện.
2. Nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH XỬ LÝ SỰ CỐ:
1. Các nhân viên vận hành, kỹ thuật ngoài việc nắm vững cấu tạo, nguyên lý
làm việc, quy trình vận hành còn phải nắm vững thông số kỹ thuật ghi ở mục II.
2. Bảo dưỡng:
a. Kế hoạch bảo dưỡng.
– Xem xét thường xuyên: Kiểm tra mỗi ca một lần.
– Kiểm tra định kỳ: Một tháng một lần không cần cắt điện.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 23/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Một năm một lần tiền hành kiểm tra chất lượng và bảo dưỡng cần cắt điện.
– Thời gian đại tu căn cứ vào số liệu thí nghiệm định kỳ để quyết định.
– Chỉ tiến hành sửa chữa khi máy chảy dầu, phát hiện haỏng cuộn dây hay đầu
ra của cuộn nhị thứ lỏng.
b. Công việc bảo dưỡng:
– Kiểm tra toàn bộ tình trạng bên ngoài phóng điện bề mặt.
– Vệ sinh mặt sứ, xử lý các đầu ra bị rỉ sét, siết chặt các mối đấu nối.
– Sau 06 tháng vận hành cần kiểm tra các đầu nối hạ thế.
3. Kiểm tra trong vận hành.

– Mức dầu trong ống chỉ mức dầu khi máy biến dòng không có phụ tải ở nhiệt
độ 200C cần phải nằm đối diện với vạch giữa của ống chỉ mức dầu. Khi nhiệt độ
tăng hay giảm tương ứng là 10 mm.
– Chảy dầu các đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở các mặt bích nối, ở ống chỉ mức
dầu
– Ống sứ có bị phóng điện bụi bẩn hay nứt vỡ.
– Tất cả những khiếm khuyết phát hiện được phải ghi vào sổ theo dõi thiết bị.
– Tính nguyên vẹn của trụ sứ, không có hiện tượng phóng điện, nứt vỡ.
Lưu ý:
– Khi kiểm tra TI đang vận hành, phải thực hiện nghiêm túc quy trình an toàn.
– Báo cáo ngay với cấp chỉ huy và ghi đầy đủ thông số, chi tiết vào sổ vận
hành các hiện tượng bất bình thường nếu có.
E. QUY TRÌNH VỀ AN TOÀN.
1. Tất cả các công việc ở máy biến dòng cần tiến hành theo quy trình này và
“Quy trình kỹ thuật an toàn điện” trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện – Tổng công ty Điện lực Việt Nam năm
2002. Các công nhân sửa chữa cần qua đào tạo hiểu biết về nguyên lý cấu tạo
và đặc điểm của máy.
2. Trong quá trình làm việc cuộn thứ cấp của máy biến dòng không được để
hở mạch.
3. Khi tiến hành công tác móc cẩu phải tiến hành cẩn thận để không gây va
đập chú ý đến tình trạng và vị trí đứng của cẩu đối với các thiết bị đang mang
điện xung quanh.
4. Khung giá đỡ cần tiếp đất chắc chắn theo quy định.
F. CHUẨN BỊ ĐƯA VÀO VẬN HÀNH.
Việc đưa máy biến dòng vào vận hành khi các điều kiện sau đây được đảm
bảo:
– Không còn thao tác nào trên máy.
– Cuộn nhị thứ khi không sử dụng phải được đấu tắt.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 24/50 –

TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

– Các đầu ra nhị thứ và nhất thứ phải được đấu chắc chắn, tiết diện dây đấu nối
phải phù hợp.
– Phải đấu đất an toàn đầu ra cuộn nhị thứ.
– Khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm đánh giá máy biến dòng đạt yêu cầu.
III. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MBA 3MVA – 35
KV/6,3KV
A. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Quy trình vận hành MBA áp dụng cho cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viên
làm nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa hiệu chỉnh trong lưới điện nhà máy.
2. Ngoài quy trình này, khi thực hiện các công tác liên quan đến MBA phải
nghiên cứu và áp dụng các thuyết minh kỹ thuật của nhà chế tạo.
3. MBA tăng áp là loại máy biến áp lực 3 pha có hệ thống làm mát tuần hoàn
tự nhiên, đặt ngoài trời có bộ điều chỉnh điện áp không tải được đặt trong lưới
điện 3 pha tần số công nghiệp.
4. Tất cả các cán bộ kỹ thuật, công nhân phụ trách quản lý vận hành sửa chữa
hiệu chỉnh MBA này phải nghiên cứu thành thạo quy trình và có kết quả kiểm
tra đạt yêu cầu.
5. Trong quá trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạng
bất thường trên thiết bị phải báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo cấp trên để có biện
pháp xử lý.
B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Kiểu máy biến áp:
S-3000- 24/6,3
Công suất ( MVA):

03
Tỷ số biến:
35 kV±2.2,5%/6,3 KV
Tần số (Hz):
50
Số pha:
3
Tổ đấu dây:
Y0/∆11
Tổn thất định mức
100,9 KW
Tổn thất không tải
13,97 KW
Kiểu làm mát:
ONAN
Trọng lượng cuộn dây (Kg):
5000
Trọng lượng dầu (Kg):
2600
Tổng trọng lượng (Kg):
8600
* ĐC. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MBA.
1. MBA làm việc ở chế độ bình thường:
a. MBA được tính toán tương ứng với chế độ định mức lâu dài, nhiệt độ lớp
dầu trên cùng khi phụ tải định mức không vượt quá 90 0C, nếu nhiệt độ lớn hơn
900C phải báo ngay với Lãnh đạo để xử lý.
b. Máy được làm mát tự nhiên, nhiệt độ dầu trong máy tới 80 0C cảnh báo cấp
I, nhiệt độ dầu trong máy tới 900C cảnh báo cấp II cắt MBA. Nhiệt độ cuộn dây
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I

– 25/50 –

mong được sự góp phần quan điểm của bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. /. Kim Đồng, tháng 08 năm 2015NH À MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 1/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐCHƯƠNG ICÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TRÌNH • Vị trí khu công trình : Sông Bác Khê – Xã Kim Đồng – Huyện Tràng Định – TỉnhLạng Sơn. • Khởi công : tháng 01 / 2009 • Khánh thành : Quí IV / 20151. Điện lượng trung bình năm : 131,73 Triệu KWh2. Mực nước dâng thông thường / Mực nước chết : 270 m / 267 m3. Cột nước thống kê giám sát : 19,3 m4. Dung lượng hàng loạt hồ chứa : 3,7 triệu m35. Đập dâng : Đất nén6. Đập tràn : Tràn tự do7. Cửa nhận nước : BxH = 4×6 m28. Đường hầm nghiêng : đường kính 3,4 m dài : 80 m9. Nhà máy thủyđiệnNHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I : loại hở – 2/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐCHƯƠNG II – VẬN HÀNH TUR BINE THUỶ LỰCI – CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TURBIN THỦY LỰC ( 02 BỘ ) : – Nước sản xuất : Trung Quốc – Lưu lượng nước qua turbin : Qmax = 22,208 – Đường kính bánh xe công tác làm việc : D1 = 1,2 m – Hiệu suất : 0,877 – Công suất : P = 1.372 KW. – Tốc độ định mức : n – Tốc độ lồng tốc được cho phép : N = 592 Vg / ph. m3 / s. = 300 Vg / ph. Hướng quay của trục tuabin thuận chiều quay của kim đồng hồ đeo tay nhìn từ trêntrở xuống. Việc vận hành của tuabin được tinh chỉnh và điều khiển bằng bộ điều tốc kỹ thuật số. II – VẬN HÀNH TURBINE. 1. Các điều kiện kèm theo bắt đầu cho việc khởi động : – Đường ống áp lực đè nén đầy nước, cửa nhận nước thượng lưu ( BFV ) ở vị trí đóngkín. – Lưới điện 35 kV Lạng Sơn – Bắc Khê có điện – Máy phát, máy biến áp 3 MVA – 35/6, 3 KV tốt và không có tín hiệu không bìnhthường nào. – Đóng điện cho thanh cái 35 KV qua máy biến áp chính, cấp đến thanh cái400V AC của những tủ SDB trải qua mạng lưới hệ thống tự dùng. – Đảm bảo nguồn điện 400V AC, 220V AC, 24V DC liên tục và đủ hiệu suất : + Đóng áp tô mát cấp nguồn 220V DC cho hàng loạt những tủ giám sát và bảo vệmáy phát và máy biến áp, tủ điều khiển và tinh chỉnh Turbine và tủ kích từ lấy từ nguồn 220V DC của mạng lưới hệ thống ắc quy. Đảm bảo nguồn cấp 220V DC đã có và bật sáng cấpnguồn cho từng tủ của mạng lưới hệ thống. + Đóng áp tô mát cấp nguồn điều khiển và tinh chỉnh 220V AC cho tổng thể những tủ điều khiển và tinh chỉnh. + Hệ thống OPU đã được cấp nguồn 400V AC từ mạng lưới hệ thống tủ tự dùng GDD, kiểm tra mạng lưới hệ thống đủ áp lực đè nén dầu và mức dầu trong thùng bảo vệ. – Đảm bảo mạng lưới hệ thống nước làm mát hoạt động giải trí tốt và đủ áp lực đè nén tổng thể những vanđều nằm đúng vị trí. – Hệ thống khí nén thao tác ở trạng thái thông thường và đủ áp lực đè nén khí. – Đảm bảo duy trì cấp khí cho phanh – Đảm bảo áp lực đè nén và lưu lượng nước làm mát cho chèn trục có tải và không tải ởmức thông thường. – Hệ thống điều tốc ở trạng thái thao tác tốt. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 3/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐHệ thống điều khiển và tinh chỉnh phải bảo vệ turbine chỉ hoàn toàn có thể khởi động khi tổng thể cácđiều kiện bắt đầu đã được phân phối, thì việc khởi động sẽ được triển khai. 2. Các việc làm kiểm tra tối thiểu : – Bất cứ một sự cố nào được hiển thị bởi một đèn tín hiệu báo hiệu tình trạnglàm việc của thiết bị, người vận hành phải nhận ra được, ấn nút ghi nhận sự cố ( Accep ) giải trừ ngay ( Reset ). – Nếu một đèn tín hiệu không thao tác nguyên do phải được phát hiện vàsửa chữa kịp thời. – Các đèn tín hiệu và hiển thị của mạng lưới hệ thống trấn áp phải bảo vệ tốt và làmviệc chắc như đinh. – Tiến trình hoạt động giải trí phải tuân thủ khắt khe theo những hướng dẫn đã đưa racho mạng lưới hệ thống tinh chỉnh và điều khiển tự động hóa. – Khoá lựa chọn chính sách tinh chỉnh và điều khiển tại tủ TAGP ở vị trí AUTO. – Hệ thống nguồn cung ứng cho mạng lưới hệ thống thao tác, tinh chỉnh và điều khiển, bảo vệ, tín hiệucho tổ máy và trạm biến áp nhà máy đang thao tác đáng tin cậy và chắc như đinh. – Hệ thống điều tốc sẵn sàng chuẩn bị khởi động. – Hệ thống kích từ không bị sự cố. – Hệ thống dầu tinh chỉnh và điều khiển OPU không bị sự cố, khoá lựa chọn chính sách điềukhiển cho mạng lưới hệ thống OPU ở vị trí Auto. Kiểm tra những chính sách dầu bảo vệ nhu yếu * Không có tín hiệu dừng tổ máy do : + Sự cố điện máy phát. + Sự cố dừng khẩn cấp tổ máy. – Hệ thống van chuẩn bị sẵn sàng khởi động. – Tất cả những nhu yếu cho việc khởi động tự động hóa phải được phân phối. 3. Khởi động tự động hóa : a / Điều kiện tiên phong : – Công tắc lựa chọn OPU ở chính sách điều khiển và tinh chỉnh AUTO, Chọn bơm 1 ( hoặc bơm2 ) – Bơm nước làm mát ở tư thế sẵn sàng chuẩn bị khởi động – Chạy bơm nước và chèn trục – Cấp nguồn cho những van tự động hóa của mạng lưới hệ thống nước làm mát máy phát – Mở những van của mạng lưới hệ thống nước làm mát bằng tay, tổng thể những van đều phảiđúng trạng thái theo qui trình vận hành mạng lưới hệ thống phụ trợ nước làm mát – Mở van nước cấp tới mạng lưới hệ thống nước chèn trục, kiểm tra đủ lưu lượng và áplực .. – Kích thích máy phát điện đặt ở chính sách tự động hóa ( AUTO ). – Máy cắt đầu cực máy phát ( 901,902 ) đặt ở chính sách sẵn sàng chuẩn bị thao tác. – Cánh hướng đóng. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 4/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Cửa nhận nước đóng – Rơ le ngắt chính 86 TU đã vận hành. – Phanh hãm đang ở trạng thái thiết lập. – Các rơ le lỗi khẩn cấp và không khẩn cấp của máy phát và máy biến áp phảiđược reset. – Hệ thống AVR tổ máy ở thực trạng tốt và đang ở chính sách tự động hóa. – Máy đang ở trạng thái dừng. b / Khởi động : – Bật khóa cấp nguồn 220 V DC tại tủ TAGP bằng khóa DC SUPPLYON / OFF SW sang vị trí ON – Đặt công tắc nguồn ( AUTO-MANUAL SWITCH ) trên TAGP ở chính sách tự động hóa ( AUTO ). – Nhấn nút ” AUTO START ” tại tủ TAGP để khởi động Tổ máy. – Đặt lại Rơle 86 X trên tủ R1 Relay Panel. – Đặt lại Rơle 86 TU trên tủ TAGP – Đặt lại Rơle 86 Y trên tủ R1 Relay Panel. Những vấn đề hoạt động giải trí sau đây sẽ xảy ra một cách tự động hóa theo một trình tựliên tục. Quan sát những đèn hiển thị ở bảng hiển thị trạng thái trên tủ TAGP. – Hệ thống nước chèn trục và làm mát thao tác và áp lực đè nén bảo vệ đènCOOLING WATER PUMP ON sáng – Bơm dầu OPU hoạt động giải trí và áp lực đè nén dầu bảo vệ trong khoảng chừng 100 – 120BAR đèn OPU PUMP ON sáng .. – Van cân đối áp lực đè nén của cửa nhận nước ” BYPASS ” sẽ mở đèn BYPASSVALVE FULL OPEN sáng. – Áp suất chênh lệch ở trước và sau van BFV sẽ được hiển thị bằng đèn BFVWATER DIFF.PR OK trên tủ TAGP. – Cửa nhận nước sẽ mở, khi cửa nhận nước mở trọn vẹn đèn BFV OPENsáng. – Van BYPASS đóng, đèn BYPASS CLOSE sáng. – Cánh hướng sẽ mở màn mở đèn GUIDE VANE OPEN sáng nhưng lượngmở lớn nhất chỉ số lượng giới hạn 20 % lượng mở trọn vẹn ( chính sách mở không tải ). – Turbin sẽ quay không tải ở vận tốc 300 Vòng / p và cánh hướng sẽ ở vị trí trongkhoảng ( 15-17 ) %. * Nếu kích từ đặt ở chính sách tự động hóa, khi vận tốc đạt 90 % định mức kích từ sẽ tựđộng đóng, điện áp đầu cực đạt 6,3 KV. 4. Khởi động Turbin ở chính sách Manual ( bằng tay ) : * Việc khởi động Turbin được thực thi theo trình tự sau : NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 5/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Xoay công tắc nguồn lựa chọn chính sách hoạt động giải trí ở trên tủ SDB-1 tinh chỉnh và điều khiển cho hệthống OPU và nước làm mát về chính sách thao tác AUTO và lựa chọn bơm. – Bật khóa cấp nguồn 220 V DC tại tủ TAGP bằng khóa DC SUPPLYON / OFF SW – Đặt công tắc nguồn ( AUTO-MANUAL SWITCH ) trên TAGP ở chính sách bằng tay ( MANUAL ). – Đặt lại toàn bộ những Rơle bằng nút ấn RESET trên tủ TAGP và những tủ bảo vệ. – Chạy bơm nước làm mát bật công tắc nguồn CW ON / OFF SW sang vị trí ON tại tủTAGP. – Mở nước chèn trục turbin thao tác bật công tắc nguồn MAINTANCE SEAL SWsang vị trí ON tại tủ TAGP. – Bật công tắc nguồn OPU ON / OFF SW sang vị trí ON tại tủ TAGP. – Reset lại Rơle 86 X trên tủ R1 Relay Panel. – Reset lại Rơle 86 TU trên tủ TAGP – Mở phanh tại khóa BRAKE SWITCH trên tủ TAGP – Reset lại Rơle 86 Y trên tủ R1 Relay Panel. – Mở Van Bypass cân đối áp lực đè nén nước trước và sau cửa nhận nước củaTurbin : Nhấn nút “ BYPASS VALVE OPEN ” tại tủ TAGP. Khi đèn “ BYPASSVANE FULL OPEN ” trên khối đèn tín hiệu sáng, tức là van BYPASS đã mở. – Khi đèn báo áp lực đè nén nước trước và sau cửa nhận nước cân đối BFVWATER DIFF.PR OK. Mở cửa nhận nước Turbin : Nhấn nút “ BFVOPEN ” tạitủ TAGP. Cửa nhận nước đang triển khai quy trình mở. Khi đèn “ BFV OPEN ” trên khối đèn tín hiệu sáng báo cửa nhận nước đã mở trọn vẹn. – Đóng van Bypass : Nhấn nút CLOSE BYPASS. Khi van đã đóng trọn vẹn. – Mở cánh hướng để khởi động Turbine bằng cách xoay khóa SPEEDSWITCH tại tủ TAGP sang vị trí RAISE ( tăng ) thì cánh hướng khởi đầu mở ranhưng lượng mở lớn nhất chỉ số lượng giới hạn ở 15 % lượng mở trọn vẹn, để thắng lựccản khởi đầu của Turbine, Turbine sẽ quay ở vận tốc không tải xung quanh giá trịtốc độ 300 Vg / p và cánh hướng sẽ mở ở vị trí trong khoảng chừng ( 15-17 ) %. 5. Dừng Turbine : a. Dừng máy thông thường : Chế độ này thường được triển khai một cách dự tính khi Turbine được yêucầu dừng hoạt động giải trí để bảo trì, dự trữ. Yêu cầu này được thực thi bằngviệc ấn nút ” AUTO STOP ” ở trên tủ TAGP. Ỏ chính sách dừng máy trình tự diễnra như sau : 1. Cánh hướng đóng dần và tải đặt trên máy từ từ giảm. 2. Cánh hướng ở vị trí 10-12 % thì bộ điều tốc sẽ phát lệnh cắt máy cắt đầucực máy phát ở hiệu suất là 0,26 MW. 3. Cánh hướng sẽ liên tục đóng về 0 %. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 6/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ4. Van cấp chính ( BFV ) sẽ đóng. 5. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % vận tốc định mức. 6. Khi vận tốc giảm xuống còn 20 % vận tốc định mức phanh sẽ đóng. 7. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng chừng 5-10 phút. 8. Sau thời hạn trễ mạng lưới hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF9. Cấp khí chèn trục turbine đóng bằng tay từ công tắc nguồn SW9 trên TAGPb. Dừng máy khẩn cấp : Dừng máy khẩn cấp chỉ được triển khai khi nhân viên cấp dưới vận hành phát hiện thấysự cố gây nguy cơ tiềm ẩn cho máy móc, thiết bị và người. Tổ máy sẽ dừng tự động hóa nếu ấn nút Emergency Stop, bảo vệ Turbine ( Rơle86TU ) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86G ) ảnh hưởng tác động thì Máy phát sẽ tự động hóa dừng, chính sách này máy phát sẽ dừng theo trình tự. 1. Máy cắt đầu cực máy phát ( 901, 902 ) sẽ cắt. 2. Cánh hướng đóng cho đến khi độ mở là 0 % 3. Cửa nhận nước BFV đóng4. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % vận tốc định mức. 5. Khi vận tốc giảm xuống 20 % vận tốc định mức phanh sẽ đóng. 6. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng chừng 5-10 phút. 7. Sau thời hạn trễ mạng lưới hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF8. Cấp khí chèn trục turbin đóng bằng tay từ công tắc nguồn SW9 trên TAGP9. Khởi động lại ( RESET ) toàn bộ những thông tư cho lần vận hành tiếp theo. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 7/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐCHƯƠNG III – MÁY PHÁT ĐIỆN THUỶ LỰCMay phát điện thuỷ lực Nhà máy thuỷ điện Bắc Khê I là loại xoay chiềuđồng bộ ba pha, trục đứng có cấu trúc gồm Stator, Rôtor, ổ trục trên và dưới, nắpđậy, mạng lưới hệ thống làm mát bằng nước. I – CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY PHÁT ĐIỆN.Kiểu máy phát : SF1200-20 / 2600C ông suất ( MVA ) : 1,5 Công suất đầu ra ( MW ) 1,2 Điện áp định mức Stato ( KV ) : 6,3 Dải điện áp xê dịch ± 20 % Dòng điện định mức Stator ( A ) : 137,4 Tốc độ định mức ( Vòng / phút ) : 300T ần số ( Hz ) : 50S ố pha : Cos ϕ : 0,8 Tốc độ lồng tốc ( Vòng / phút ) : 592C ấp cách điện : Điện áp kích thích định mức ( V ) 83D òng diện kích thích định mức ( A ) 173II – VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN : Khởi động turbine ở chính sách không tải ( Theo qui trình vận hành Turbine ), kíchtừ được đóng ở chính sách tự động hóa, điện áp đầu cực sẽ đạt 6,3 KV ( Hoặc hoàn toàn có thể đóngkích từ bằng tay tại tủ kích từ ). – Turbine sẽ quay ở vận tốc không tải 300 Vg / p và cánh hướng sẽ ở vị trí trongkhoảng 15-17 %. – Theo dõi vận tốc tại đồng hồ đeo tay báo vận tốc và kiểm soát và điều chỉnh độ mở cánh hướngnhằm đạt được vận tốc máy là 300 V / p, nếu vận tốc vượt quá 300 V / p xoay khóađiều khiển SPEED / LOAD tại tủ TAGP sang vị trí LOWER ( Giảm ) để đóngcánh hướng làm giảm vận tốc của máy phát. – Điều chỉnh dòng kích từ : Điều chỉnh phím tinh chỉnh và điều khiển LOC / REM về LOC tạitủ kích từ để kiểm soát và điều chỉnh dòng kích từ và điện áp kích từ, theo dõi những thông sốUkt, Ikt trên bảng điều khiển và tinh chỉnh, theo dõi những thông số kỹ thuật UMF, IMF, vận tốc và những thông sốvề nhiệt độ của Máy phát. Theo dõi và thực thi quy trình kiểm soát và điều chỉnh theo những bước như trên để đưa máyphát vào chính sách không tải chuẩn bị sẵn sàng cho quy trình hòa đồng bộ Máy phát. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 8/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐIII. CÁC CHẾ ĐỘ HÒA MÁY PHÁT VÀO LƯỚI ĐIỆN : Điểm hoà điện giữa nhà máy thuỷ điện Bắc Khê I với Hệ thống điện Quốc giađược lao lý tại máy cắt 901 ; 902. Có hai chính sách hoà sau : * Chế độ hòa tự động hóa : Đây là chính sách thao tác chính của Tổ máy. 1. Xoay công tắc nguồn lựa chọn ( SYNCH SELECTION ) ở trên tủ đồng điệu về chếđộ tự động hóa ( AUTO ). 2. Lựa chọn công tắc nguồn đồng nhất ( SYN. SELECTION ) về vị trí máy cắt cần hòa ( 52GA hoặc 52 GB ) 3. Bật cột hòa đồng nhất SYNCHROSCOPE về ON4. Ấn nút ấn AUTO SWITCH5. Hệ thống sẽ tự động hóa khởi động thiết bị đồng nhất và máy phát sẽ được hoàđồng bộ vào mạng lưới hệ thống. 6. Thiết bị tự động hóa đồng nhất sẽ tự động hóa dừng sau khi đóng máy cắt. * Chế độ hòa bằng tay : 1. Xoay công tắc nguồn lựa chọn ( SYNCH SELECTION ) trên tủ đồng nhất hóa. Về chế độMANUAL. 2. Lựa chọn công tắc nguồn đồng nhất ( SYN. SELECTION ) về vị trí máy cắt cần hòa ( 52GA hoặc 52 GB ) 3. Bật khoá hòa đồng nhất SYNCHROSCOPE về ON4. Điều chỉnh vận tốc ( Tần số ), điện áp so với tần số và điện áp của lưới điện thông quaviệc xoay núm ( SPEED RAISE / LOWER ), ( VOLTAGE RAIES / LOWER ) trên tủ ( SYN.PANEL ) và việc đồng điệu hóa mạng lưới hệ thống bằng việc đóng máy cắt đầu cực máyphát, khi đèn thông tin đồng điệu đạt nhu yếu sáng ” Thông qua rơle kiểm tra đồng nhất ” và đồng hồ đeo tay đồng điệu ở vị trí 12 h ( vạch 12 ). 5. Lắc khoá tinh chỉnh và điều khiển máy cắt ( BREAKER CONTROL ) trên tủ C1 về vị tríCLOSE. Máy phát sẽ được hòa điện vào lưới. * Lưu ý : – Trong cả hai trường hợp, sau khi đóng máy cắt, bộ điều tốc sẽ tự động hóa nâng côngsuất lên mức 2,4 MW. – Hệ thống máy phát hoàn toàn có thể được đặt tải đạt mức tải nhu yếu phụ thuộc vào vào lượngnước có sẵn và lưới bằng cách xoay công tắc nguồn ” LOAD LIMIT SWITCH ” sang vị tríRAISE trên tủ TACP.IV. THEO DÕI, VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN LÀM VIỆC.Khi máy thao tác thông thường, cần theo dõi những yếu tố sau : 1. Điện áp máy phát được cho phép đổi khác trong khoanh vùng phạm vi ± 5 % điện áp định mức ( 6,3 KV ) Nếu cao hơn hay thấp hơn, ta phải kiểm soát và điều chỉnh dòng kích từ để giảmNHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 9/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐhoặc tăng điện áp. Nếu có nhiều máy thao tác song song, việc kiểm soát và điều chỉnh kíchtừ phải theo nguyên tắc là cos ϕ những máy xê dịch bằng nhau. Thoả mãn điều kiệnnày sẽ tận dụng hết năng lực những máy, đồng thời tổn hao hiệu suất cũng nhỏnhất. ( Đồng pha, đồng áp, đồng tần ) 2. Tần số chung phải bằng định mức ( bằng 50 ± 0,2 Hz ), khi tần số lệch khỏiđịnh mức ta phải đổi khác mômen sơ cấp để đưa tần số về 50 Hz. Việc điềuchỉnh tần số cũng phải theo nguyên tắc bảo vệ cos ϕ những máy bằng nhau. Trường hợp có nhiều nhà máy nối thành mạng lưới hệ thống, người ta giao cho một, haymột vài nhà máy làm trách nhiệm điều tần, thường là nhà máy thuỷ điện hay turbine khí. Toàn bộ mạng lưới hệ thống chỉ nhà máy điều tần thực thi kiểm soát và điều chỉnh tần số. 3. Dòng điện và hiệu suất máy phát không được quá định mức. Khi máy bịquá hiệu suất, cần sử lý để hạn chế tải, nếu không được thì cắt bớt tải. Nếu theo nhu yếu của Điều độ mạng lưới hệ thống thì hoàn toàn có thể duy trì dòng điện quá tảiStator trong thời hạn được cho phép quá tải sự cố đồng thời tăng cường theo dõi kiểmtra thực trạng máy phát điện quá tải theo bảng sau : Bội số Iqt / IđmThời gian quá tảicho phép ( phút ) 1,11,2601,31,41,54. Các nhiệt độ phải trong khoanh vùng phạm vi được cho phép theo bảng sau. Bảo vệ cấp 1 ( 0C ) ( Báo tín Hiệu ) TênBảo vệ cấp 2 ( 0C ) ( Tín hiệu cắt ) Nhiệt độ cuộn dây STATOR100110Nhiệt độ khí nóng6075Nhiệt độ vỏ ổ hướng6065Nhiệt độ dầu ổ đỡ55605. Dòng điện ba pha phải cân đối, nếu chênh lệch, không được lệch quá 20 % dòng định mức, lúc này dòng điện trong bất kỳ pha nào cũng không được phépquá tải. 6. Ngoài ra, phải liên tục theo dõi độ rung, tiếng ồn, cách điện dây quấn, thực trạng kích từ, những thông tư giám sát, điều khiển và tinh chỉnh và tín hiệu thông thường chínhxác, tương thích với trạng thái vận hành tổ máy. 7. Thực hiện chuyển hiệu suất giữa những máy phải bảo vệ nguyên tắc là tầnsố ( khi chuyển hiệu suất tính năng ) hay điện áp ( khi chuyển hiệu suất phảnkháng ) không xê dịch trong suất quy trình chuyển. Vì thế, phải thao tác đồngthời cả hai, giảm máy này đồng thời tăng máy kia. Người ta thường làm từngđộng tác ngắn, sau mỗi thao tác, chờ cho những dụng cụ do không thay đổi mới làm tiếpbước sau. V. DỪNG MÁY PHÁT ĐIỆN : Máy phát hoàn toàn có thể được dừng ở những chính sách sau : NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 10/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Dừng máy thông thường. – Dừng máy khẩn cấp. 1. Dừng máy thông thường : Chế độ này thường được triển khai một cách dự tính khi Turbine được yêucầu dừng hoạt động giải trí để bảo trì, dự trữ. Yêu cầu này được thực thi bằngviệc ấn nút ” AUTO STOP ” ở trên tủ TAGP. Ỏ chính sách này trình tự diễn ra nhưsau : Cánh hướng đóng dần và tải đặt trên máy từ từ giảm. Cánh hướng ở vị trí 10-12 % thì bộ điều tốc sẽ phát lệnh cắt máy cắt đầu cựcmáy phát ở hiệu suất là 0.26 MW. – Cánh hướng sẽ liên tục đóng về 0 %. – Van cấp chính ( BFV ) sẽ đóng. – Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % vận tốc định mức. – Khi vận tốc giảm xuống còn 20 % vận tốc định mức phanh sẽ đóng. – Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng chừng 5-10 phút. – Sau thời hạn trễ mạng lưới hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF – Cấp khí chèn trục tua bin đóng bằng tay từ công tắc nguồn SW9 trên TAGP2. Dừng máy khẩn cấp : Dừng máy khẩn cấp chỉ được thực thi khi nhân viên cấp dưới vận hành phát hiện thấysự cố gây nguy cơ tiềm ẩn cho máy móc, thiết bị và người. Tổ máy sẽ dừng khẩn cấp nếu ấn nút Emergency Stop, bảo vệ Turbine ( Rơle86TU ) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86G ) tác động ảnh hưởng Máy phát sẽ tự động hóa dừng, chếđộ này máy phát sẽ dừng theo trình tự. 1. Máy cắt đầu cực máy phát ( 901, 902 ) sẽ cắt. 2. Cánh hướng đóng cho đến khi độ mở là 0 % 3. Cửa nhận nước BFV đóng4. Hệ thống kích từ sẽ cắt ở 90 % vận tốc định mức. 5. Khi vận tốc giảm xuống 20 % vận tốc định mức phanh sẽ đóng. 6. Sau khi máy dừng bơm OPU sẽ OFF sau khoảng chừng 5-10 phút. 7. Sau thời hạn trễ mạng lưới hệ thống nước làm mát máy phát sẽ đóng OFF8. Cấp khí chèn trục turbine đóng bằng tay từ công tắc nguồn SW9 trên TAGP9. Khởi động lại ( RESET ) toàn bộ những thông tư cho lần vận hành tiếp theo. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 11/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐCHƯƠNG IV – VẬN HÀNH CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢI. VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG DẦU ÁP LỰC ( OPU ) : a. Điều khiển tại chỗ : LOCAL : 1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho mạng lưới hệ thống OPU trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) 2. Quay khóa lựa chọn ( AUTO / MANUAL ) ở trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí : MANUAL. 3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu ( PUMP SELECTOR ) ở tủ SDB1 ( tổ máy 1 ) hoặc SDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí M1 tương ứng với “ PUMP1 ” hoặcM2 tương ứng với “ PUMP2 ” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2. ( Phần cấp dầu chỉđể tìm hiểu thêm ) 4. Mở van nước nguồn vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0 ). Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực đè nén trên đồng hồ đeo tay là 1,5 bar ( nếu lớnhoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì kiểm soát và điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống ). 5. Xoay khoá lựa chọn về START ở trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặc SDB-2 ( tổmáy 2 ) để đưa bơm dầu đã chọn tương ứng vào thao tác. 6. Xoay khoá lựa chọn về STOP ở trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặc SDB-2 ( tổmáy 2 ) để đưa bơm dầu đã chọn tương ứng ngừng thao tác .. b. Điều khiển tại tủ tinh chỉnh và điều khiển TAGP : 1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho mạng lưới hệ thống OPU trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) 2. Quay khóa lựa chọn ( AUTO / MANUAL ) ở trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí : AUTO. 3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu ( PUMP SELECTOR ) ở tủ SDB1 ( tổ máy 1 ) hoặc SDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí M1 tương ứng với “ PUMP1 ” hoặcM2 tương ứng với “ PUMP2 ” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2.4. Mở van nước nguồn vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0 ). Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực đè nén trên đồng hồ đeo tay là 1,5 bar nếu lớnhoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì kiểm soát và điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống. 5. Xoay khóa chuyển mạch SW2 ở tủ điều khiển và tinh chỉnh TAGP về vị trí : MANUAL. 6. Xoay khóa OPU ON / OFF SW ở tủ điều khiển và tinh chỉnh TAGP về vị trí ON để đưa bơmdầu vào thao tác. 7. Xoay khóa OPU ON / OFF SW ở tủ điều khiển và tinh chỉnh TAGP về vị trí OFF để đưabơm dầu ngừng thao tác. c. Điều khiển tự động hóa : NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 12/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ1. Đóng Aptômat cấp nguồn cho mạng lưới hệ thống OPU trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) 2. Xoay khóa lựa chọn ( AUTO / MANUAL ) ở trên tủ SDB-1 ( tổ máy 1 ) hoặcSDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí : AUTO. 3. Xoay khóa lựa chọn động cơ bơm dầu ( PUMP SELECTOR ) ở tủ SDB1 ( tổ máy 1 ) hoặc SDB-2 ( tổ máy 2 ) về vị trí M1 tương ứng với “ PUMP1 ” hoặcM2 tương ứng với “ PUMP2 ” để sử dụng bơm số 1 hoặc số 2.4. Mở van nước nguồn vào cho két nước làm mát dầu OPU ( Cạnh van 26.0 ). Khởi động bơm nhấn Start và kiểm tra áp lực đè nén trên đồng hồ đeo tay là 1,5 bar ( nếu lớnhoặc nhỏ hơn 1,5 bar thì kiểm soát và điều chỉnh van tiết lưu tại đường ống ). 5. Xoay khóa chuyển mạch SW2 ở tủ tinh chỉnh và điều khiển TAGP về vị trí : AUTO. 6. Nhấn nút ( AUTO START ) ở tủ tinh chỉnh và điều khiển TAGP Bơm dầu sẽ được khởiđộng theo chương trình tự động hóa. d. Kiểm tra mạng lưới hệ thống dầu OPU. – Kiểm tra lượng dầu trong thùng, xem ở kính thăm mức dầu nằm ở vị trí giữa ( MAX ÷ MIN ) là mức dầu trong thùng đủ. – Kiểm tra sắc tố của hạt chống ẩm. – Kiểm tra những đầu nối giắc co, van, mạng lưới hệ thống đường ống của OPU. – Kiểm tra nhiệt độ dầu trong thùng ( xem đồng hồ đeo tay đo nhiệt độ của thùng dầu ). – Kiểm tra áp lực đè nén dầu trước lọc 100 – 120 Bar, độ thông cuả bộ phận lọc, vanhồi – Kiểm tra độ rò rỉ của mạng lưới hệ thống đường ống, những van. – Hệ thống Xec vô mô tơ. – Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường dẫn. – Kiểm tra đường dầu hồi. – Kiểm tra những van phân phối. – Kiểm tra áp lực đè nén dầu trên đường ống dẫn dầu. II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG NƯỚC LÀMMÁT VÀ CHÈN TRỤC TUR BINE. 1 – Ấn start của bơm số 1 – bơm số 2 tại tủ bơm1. Mở van nước làm mát ( Van tay 8.1 ) kiểm tra áp lực đè nén khoảng chừng 9-10 bar. Chuyển dùng 1 trong 2 bầu lọc chính ( 21.1, 21.2 ) 2. Mở van tay trước và sau van giảm áp 7.1. Kiểm tra áp lực đè nén sau van giảm ápqua đồng hồ đeo tay áp lực đè nén vào thời gian 2,5 – 3,5 bar. 3. Tại gian cơ, kiểm tra áp lực đè nén trước van tự động hóa 26.0 vào khoảng chừng 5-6. 5 bar. Mở van tay trước và sau van tự động hóa 26.0.4. Kiểm tra áp lực đè nén nước làm mát nguồn vào, xem đồng hồ đeo tay đạt 2-3 kg / cm 2 áp lựcsau van giảm áp 1 xem đồng hồ đeo tay đạt 2-3 kg / cm2. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 13/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ5. Tại gian cơ tầng máy phát mở van tay trước bầu lọc nước chèn trục, sửdụng 1 trong 2 bầu lọc bằng cách chuyển 1 trong 2 bầu lọc6. Tại tủ điều khiển và tinh chỉnh phân phối nước chèn trục mở khóa 7.0. Kiểm tra đồng hồ6. 0 áp lực đè nén vào thời gian 5-7 barKiểm tra đồng hồ đeo tay 1.0 vào khoảng chừng 2,5 – 4,5 LMPMở van 8.2 sau van giảm áp. Mở khóa 18.0 cấp cho bình tích năngMở khóa 5.2 cấp cho đồng hồ đeo tay công tắc nguồn áp lực đè nén 11.0 Kiểm tra áp lực đè nén tại đồng hồ đeo tay 13.0 vào khoảng chừng 3-4 kg / cm2 là đảm bảoKhóa van 8.1 mở van 4.27. Mở van nước làm mát cạnh van tự động hóa 26.0 cấp cho bơm dầu làm mát choOPU8. Trong quy trình vận hành, nhân viên cấp dưới vận hành phải tiếp tục theo dõithông số tại những đồng hồ đeo tay hiển thị, tại những vị trí, sự dò dỉ những giắc co đườngống. Nếu thấy biến hóa tại những trị số đồng hồ đeo tay hoặc hỏng hóc những van, đầunối giắc co phải báo ngay cho trưởng ca để kịp thời có giải pháp xử lýIII. QUI TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG BƠM NƯỚC RÒ.a / Vận hành mạng lưới hệ thống bơm nước dò tại tủ tinh chỉnh và điều khiển : 1. Đóng Aptomát cấp nguồn cho mạng lưới hệ thống bơm nước dò từ tủ tự dùng SDB ( khi nguồn đã được cấp đến tủ ). 2. Xoay khoá lựa chọn bơm số MAIN ( hoặc bơm STANDBY ). 3. Xoay khoá lựa chọn chính sách MANUL. 4. Nếu chọn bơm MAIN ta xoay khoá lựa chọn MAIN sang START để vậnhành bơm ( dừng vận hành xoay sang STOP ) b / Vận hành mạng lưới hệ thống bơm nước rò ở chính sách tự động hóa : 1. Đóng Attomát cấp nguồn cho mạng lưới hệ thống bơm nước rò từ tủ tự dùng SDB ( khi nguồn đã được cấp đến tủ ). 2. Xoay khoá lựa chọn bơm số MAIN ( hoặc bơm STANDBY ). 3. Xoay khoá lựa chọn chính sách AUTO ( Bơm sẽ tự động hóa khởi động khi mựcnước tại hố bơm dâng đến mức 1 ) c / Kiểm tra mạng lưới hệ thống bơm nước rò : 1. Kiểm tra mực nước rò tại hố bơm. 2. Kiểm tra đường ống xem có bị rò rỉ, tắc không. 3. Kiểm tra thực trạng hoạt động giải trí của bơm về tiếng kêu, độ rung. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 14/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐIV – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY NÉN KHÍ : A. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ. 1. Hệ thống nén khí ship hàng cho việc phanh hãm khi dừng máy, cung ứng khícho mạng lưới hệ thống chèn trục turbine những máy công cụ cầm tay để vệ sinh công nghiệp. 2. Các thiết bị của mạng lưới hệ thống được thao tác trọn vẹn tự động hóa, nhờ những đồng hồáp lực có tiếp điểm điện điều khiển và tinh chỉnh. Khi áp lực đè nén khí không đủ sẽ có tín hiệu báolên phòng tinh chỉnh và điều khiển TT. 3. Hệ thống nén khí gồm : * Bình chứa khí : 01 bình * Máy nén khí : 02 máy * Tủ tinh chỉnh và điều khiển : 01 tủ * Hệ thống phân phối khí : 01 hệ thốngB. VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHÍ NÉN. 1. Hệ thống nén khí luôn đặt ở chính sách thao tác tự động hóa. 2. Hệ thống nén khí thao tác ở chính sách bằng tay trong những trường hợp : – Chạy nghiệm thu sát hoạch sau sửa chữa thay thế, đại tu. – Khi cần xác định trong vận hành. 3. Khi mạch tự động hóa bị hỏng, trong thời hạn đó trực vận hành phải trực liêntục tại mạng lưới hệ thống, thao tác chạy và ngừng máy để duy trì áp lực đè nén mạng lưới hệ thống. 4. Cấm triển khai mọi việc làm thay thế sửa chữa như : Xiết thêm êcu, bulông, sửa van …. Trong khi máy đang đặt ở chính sách thao tác tự động hóa hoặc dự trữ. 5. Kiểm tra mạng lưới hệ thống nén khí trong quy trình vận hành : – Kiểm tra mạng lưới hệ thống đặt tương thích với phương pháp vận hành. – Nếu máy đang thao tác kiểm tra độ rung, tiếng kêu của máy nén, động cơ, ápsuất khí trong khoanh vùng phạm vi được cho phép, sự phát nhiệt của máy nén. – Các thiết bị chữa cháy rất đầy đủ, để đúng nơi lao lý. – Các thiết bị được vệ sinh thật sạch. – Khi kiểm tra và vệ sinh máy nén khí, phải chuyển khoá điều khiển và tinh chỉnh về vị trícắt, xong đưa khoá về vị trí cũ. – Kiểm tra xả ẩm bình chứa khí. 6. Các trường hợp phải cho ngừng ngay máy nén khí : – Máy rung mạnh hoặc có tiếng kêu. – Khi có tiếng va đập trong máyNHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 15/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Van xả bảo đảm an toàn tác động ảnh hưởng xả khí ở vị trí sai với thông số kỹ thuật đặt. – Sự phát nhiệt lớn của máy và động cơ. – Khi có mùi khét từ máy nén hoặc động cơ. 7. Các việc làm thay thế sửa chữa thiết bị của mạng lưới hệ thống nén khí đều phải thực hiệntheo phiếu, lệnh công tác làm việc, trừ trường hợp giải quyết và xử lý sự cố nhỏ có nhân viên cấp dưới trực vậnhành giám sát. * Thao tác đưa máy nén khí ra sửa chữa thay thế : + Cắt khóa điều khiển và tinh chỉnh, treo biển “ Cấm đóng điện “ + Cắt aptomat cấp nguồn AC, DC cho mạng lưới hệ thống, treo biển “ Cấm đóng điện “ + Đóng những van phân phối khí, treo biển “ Cấm mở “ * Kiểm tra chuẩn bị sẵn sàng chạy máy sau khi sửa chữa thay thế : + Thiết bị và hiện trường thật sạch. + Kiểm tra sự bắt chặt của máy nén và động cơ, những van xả đã đóng kín. + Mở dần những van của mạng lưới hệ thống đến mở trọn vẹn. * Chạy máy bằng tay để kiểm tra nghiệm thu sát hoạch : + Đóng aptomat cấp nguồn mạng lưới hệ thống, aptomat tinh chỉnh và điều khiển. + Xoay khoá điều khiển và tinh chỉnh về vị trí bằng tay. + Chạy máy và kiểm tra tiếng máy, độ rung của máy và động cơ, những mặt bíchmáy, zắc co không rò khí, rò dầu ( Hai động cơ ). – Nếu không bảo vệ nhu yếu về kỹ thuật cho cắt máy, làm giải pháp an toànđưa máy ra kiểm tra sửa chữa thay thế. – Nếu bảo vệ nhu yếu kỹ thuật : + Thu tổng thể những biển báo. + Đặt khoá tinh chỉnh và điều khiển của mạng lưới hệ thống về vị trí tự động hóa. + Xác nhận kết thúc phiếu hoặc lệnh công tác làm việc. 8. Thao tác đưa bình chứa khí ra sửa chữa thay thế khám nghiệm : – Đóng những van vào, van ra của bình. Các van liên thông với những thiết bị khác, treo biển “ Cấm mở “. – Mở từ từ van xả khí của bình để xả áp suất của bình chứa ( trong quy trình xảphải theo dõi áp suất trên đồng hồ đeo tay ). – Khi áp suất bình chứa P = 0 kéo thử van an toàn, nếu không có khí xì ra tiếnhành cho đội công tác làm việc vào thao tác. * Đội công tác làm việc khi vào thao tác với bình chứa khí phải tuân theo quy phạm vềvận hành và thay thế sửa chữa bình chịu áp lực đè nén. 9. Việc khám nghiệm định kỳ bình chứa khí nén trong quy trình sử dụng, do cơquan thanh tra kỹ thuật bảo đảm an toàn nồi hơi thực thi, thời hạn được pháp luật nhưsau : NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 16/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐa. Khám xét bên trong và bên ngoài bình : 3 năm một lần. b. Khám nghiện bên trong, bên ngoài, thử thuỷ lực : 6 năm một lần. 10. Nạp khí vào bình chứa sau thay thế sửa chữa khám nghiệm. a. Kiểm tra xem xét xung quanh bình chứa khí, những mặt bích được bắt bằngbulong chắc như đinh, đồng hồ đeo tay áp lực đè nén, van an toàn đã được kiểm tra chỉnh định cóniêm phong cặp chì. b. Kiểm tra sơ đồ nạp khí, đóng những van xả khí của bình, mở van liên thôngvới những mạng lưới hệ thống, nâng từ từ áp suất bình chứa cho tới khi đủ áp suất định mức. c. Ký khoá phiếu công tác làm việc kết thúc quy trình khám nghiệm bình. 11. Việc kiểm tra những đồng hồ đeo tay áp lực đè nén của nén khí phải được triển khai 01 năm01 lần. Sau mỗi lần kiểm tra phải kẹp chì hoặc gắn ký hiệu người kiểm tra. Ngoài ra 06 tháng kiểm tra bổ xung bằng cách so sánh với áp kế mẫu và ghi kếtquả kiểm tra vào sổ theo dõi. * Thao tác vận hành tại tủ tinh chỉnh và điều khiển : 1. Vận hành tại tủ điều khiển và tinh chỉnh – Xoay khoá lựa chọn máy số 1 ( COMP-1 ) hoặc 2 ( COMP-2 ). – Xoay khoá lựa chọn sang vị trí ( MANUAL ). – Nếu chọn COMP-1 thì khởi động máy số 1 ấn COMP-1 START và ấn COMP-1STOP để dừng – Nếu chọn COMP-2 thì khởi động máy số 2 ấn COMP-1 START và ấn COMP-2STOP để dừng2. Vận hành chính sách tự động hóa – Xoay khoá lựa chọn máy số 1 ( COMP-1 ) hoặc 2 ( COMP-2 ). – Xoay khoá sang vị trí “ AUTO ” động cơ sẽ được tự động hóa khởi động khi áp lực đè nén bìnhkhí thấp. V – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA CẦU TRỤC.A. QUY ĐỊNH CHUNG. 1. Quy trình vận hành Cầu trục vận dụng cho cán bộ, kỹ thuật viên, công nhânviên làm trách nhiệm quản trị vận hành, sửa chữa thay thế hiệu chỉnh trong lưới điện nhàmáy. 2. Ngoài quy trình này, khi thực thi những công tác làm việc tương quan đến Cầu trục phảinghiên cứu và vận dụng những thuyết minh kỹ thuật của nhà sản xuất. 3. Cầu trục dùng trong việc vận động và di chuyển ship hàng công tác làm việc lắp ráp và thay thế sửa chữa thiếtbị. 4. Tất cả những cán bộ kỹ thuật, công nhân đảm nhiệm quản trị vận hành sửa chữaCầu trục phải nghiên cứu và điều tra thành thạo quy trình này và có tác dụng kiểm tra đạtyêu cầu. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 17/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ5. Trong quy trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạngbất thường trên thiết bị phải báo cáo giải trình kịp thời cho chỉ huy cấp trên để có biệnpháp giải quyết và xử lý. B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT.Cơ cấunâng chínhCơ cấunâng phụCơ cấu dichuyển xeconCơ cấu dichuyển cầutrụcKiểuđiệncấpTải trọng nângTốc độ nâng hạChiều cao nângĐộng cơ32Tấn0, 1 và 1,0 M / PH14 MCông suấtCông suấtHộp giảm tốcĐiện áp / Tần sốTải trọng nâng15 TấnTốc độ nâng hạ0, 3 và 3,0 M / PHChiều cao nâng18 MĐộng cơCông suấtCông suấtHộp giảm tốcTỉ số chuyềnĐường kính bánh xe560 mmTốc độ di chuyển1, 0 và 10 M / phĐộng cơ liên hộp tụt giảm Công suấtvà phanh điện từTỉ số chuyềnĐường kính bánh xe560 mmTốc độ di chuyển1, 5 và 15 M / phĐộng cơ liên hộp tụt giảm Công suấtvà phanh điện từTỉ số chuyềnNguồn diện cung cấp3 pha, 380 V, 50 HzXe conRay cấp bảo đảm an toàn 3 phaCầu trụcRay cấp bảo đảm an toàn 3 phaC. NỘI QUY VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG1. Đối với công nhân sử dụng cầu trục : – Cần hiểu rõ cấu trúc và tác dụng. – Biết những loại dầu mỡ, cách tra những loại dầu mỡ cho những bộ phận. – Biết tiêu chuẩn vô hiệu cáp, xác lập cáp tương thích. – Nắm được những tài liệu hướng dẫn vận hành bảo trì và tinh chỉnh và điều khiển thiết bịnâng. – Biết kiểm tra hoạt động giải trí của những cơ cấu tổ chức và những thiết bị bảo đảm an toàn đặc biệt quan trọng là sựlàm việc của phanh và cách kiểm soát và điều chỉnh. – Biết chính sách và nội dung bảo trì thiết bị. 2. Khi nâng và vận động và di chuyển phải tuân theo pháp luật sau : – Phát tín hiệu cho những người khác tránh xa vùng thao tác của cầu trục khicầu trục đang thao tác. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 18/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Trong khi di dời thiết yếu nâng cao 0,5 m trên những vật gặp trên đườngdi chuyển. VI. QUI TRÌNH VẬN HÀNH – KIỂM TRA HỆ THỐNG ẮC QUY.A. NGUYÊN TẮC CHUNG. 1. Việc vận hành, kiểm tra ắc quy và việc đổi khác chính sách thao tác phóng nạpắc quy phải thực thi theo đúng quy trình vận hành. 2. Việc trông nom và vận hành ắc quy do nhân viên cấp dưới vận hành trong ca đảmnhận. Các nhân viên cấp dưới vận hành ắc quy phải được đào tạo và giảng dạy kỹ luỡng quy trình vậnhành ắc quy trước khi thao tác. 3. Nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới vận hành ắc quy là kiểm tra và ghi những thông số kỹ thuật kỹthuật vận hành của ắc quy vào sổ ghi thông số kỹ thuật ắc quy, kiểm tra thực trạng làmviệc của ắc quy, đồng thời thực thi sửa chữa thay thế ắc quy trong khoanh vùng phạm vi được phâncông. Nhân viên vận hành có nghĩa vụ và trách nhiệm ghi chép những thông số kỹ thuật vận hành ắcquy, Các chính sách thao tác của ắc quy vào sổ vận hành ắc quy. B. QUI TRÌNH VẬN HÀNH1. Đặc tính kỹ thuật : – Tổ ắc quy của nhà máy thủy điện Băc Khê I : ắc quy khô – Cung cấp điện một chiều cho hàng loạt mạng lưới hệ thống bảo vệ. – Thường xuyên thao tác ở chính sách nạp bổ trợ. – Bộ nạp cưỡng bức dùng nạp lần đầu cho tổ ắc quy, và thay thế sửa chữa bộ nạp bổsung khi thiết yếu. 2. Các chính sách vận hành. a. Nạp cưỡng bức. + TẠI TỦ FLOAT CUM CHARGER – Đóng áptômát MCCB-2 – Chọn chính sách nạp BOOST tại khóa SW-7 – Chọn chính sách nạp tự động hóa hay bằng tay bằng khóa SW-8 ( AUTO / MANUAL ) – Bật khóa ON / OFF tại khóa SW-6 mạng lưới hệ thống mở màn thao tác – Điều chỉnh điện áp nạp cưỡng bức tại vít kiểm soát và điều chỉnh RV-7 ; RV-4 ; RV-5 điệnáp nạp không quá 243 V DC – Điều chỉnh dòng nạp cưỡng bức tại vít kiểm soát và điều chỉnh RV-6 tùy thuộc vào dunglượng của ắc qui cần nhiều hay ít mà dòng nạp hoàn toàn có thể lớn hay nhỏ – Kiểm tra dòng nạp cưỡng bức tại đồng hồ đeo tay AM-3b. Nạp bổ trợ. + TẠI TỦ 220V / 250 Ah BATERY CHARGERNHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 19/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Đóng áp tô mát MCCB-20 cấp nguồn 380 V AC cho mạng lưới hệ thống nạp. – Kiểm tra điện áp nạp AC qua đồng hồ đeo tay VM-1 xoay khóa chuyển mạch SW-2kiểm tra điện áp 3 pha 380 V đến 400 V là tốt + TẠI TỦ FLOAT CHARGER – Đóng áptômát MCCB-1 – Chọn chính sách nạp bổ trợ tại khóa SW-7 tại tủ FLOAT CUM BOOTCHARGER – Chọn chính sách nạp tự động hóa hay bằng tay bằng khóa SW-5 ( AUTO / MANUAL ) – Bật khóa ON / OFF tại khóa SW-4 mạng lưới hệ thống khởi đầu thao tác – Điều chỉnh điện áp nạp tại vít kiểm soát và điều chỉnh RV-3 tăng giảm bằng cách vặn theochiều kim đồng hồ đeo tay và ngược chiều kim đồng hồ đeo tay. điện áp nạp không lớn hơn 240V DC qua đồng hồ đeo tay hiển thị WM-2 – Dòng nạp không lớn hơn 60 A hiển thị qua đồng hồ đeo tay AM-4 – Kiểm tra dòng nạp xoay chiều 3 pha qua đồng hồ đeo tay AM-1, xoay khóa SW-3 đểkiểm tra dòng nạpc. Tủ phân phối nguồn : – FDR-1 Cấp nguồn cho những tủ tự dùng MDB1, 2,3. SDB 1,2,3,4,5 – FDR-2 Cấp nguồn cho tủ kích từ AVR-2 ( H2 ) – FDR-3 Cấp nguồn cho tủ U2, C1, R1, CR2B, TAGP2 ( H2 ) – FDR-4 Cấp nguồn cho tủ phanh đo lường và thống kê nhiệt độ máy phát H2 – FDR-5 Cấp nguồn cho tủ kích từ AVR-1 ( H1 ) – FDR-6 Cấp nguồn cho tủ U1, C1, R1, CR2A, TAGP1 ( H1 ) – FDR-7 Cấp nguồn cho tủ phanh thống kê giám sát nhiệt độ máy phát H1 – FDR-8 Cấp nguồn cho tủ hòa đồng điệu SYN, CR3, CR4 – FDR-9 Cấp nguồn cho tủ OSP 35 KV – Cứu hỏa trạm – FDR-10 Cấp nguồn cho tủ gian 11 KV – FDR-11 Cấp nguồn cho 52 GT-A ; 89 GT-A ( Mạch dao cách ly và máy cắt131 ) – FDR-12 Cấp nguồn cho 52L ; 89B ; 89L ( Máy cắt và dao cách ly đường dây ) – FDR-13 Cấp nguồn cho 52 GT-B ; 89 GT-B ( Mạch dao cách ly và máy cắt132 ) – FDR-14 Cấp nguồn cho mồi kích từ AVR1 – FDR-15 Cấp nguồn cho mồi kích từ AVR1 – FDR-16 Cấp nguồn cho tủ SCADANHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 20/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐC. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ. 1. Trong phòng ắc quy tuyệt đối không hút thuốc, cầm lửa. Không được đặtcác thiết bị gây tia lửa điện như : Cầu dao, công tắc nguồn điện, cầu chì … cửa phòng ăcquy phải đặt biển hiệu “ phòng ăc quy cấm lửa ” 2. Phòng ắc quy phải luôn khoá, hành lang cửa số luôn đóng. Trong phòng ắc quy phảiluôn đặt mạng lưới hệ thống quạt thông gió. Trước khi vào phòng ắc quy phải cho hệthống quạt hút gió thao tác trước từ 3 ÷ 5 phút. 3. Ăc quy phải đặt trong phòng riêng bảo vệ khô ráo sáng sủa. Cửa sổ phảidùng kính mờ hoặc sơn màu sữa. Phòng ắc quy phải cách ly với khói, bụi vàhơi. Không được để ánh nắng chiếu vào phòng ắc quy. 4. Phòng ắc quy phải có buồng riêng để dữ gìn và bảo vệ a xít, nước nguyên chất, cáctấm cách ly và để điều chế chất điện phân. 5. Các cấu kiện sắt kẽm kim loại, giá đỡ … của phòng ắc quy phải được sơn bằng loạisơn chịu a xít, chỗ hàn dây dẫn với đầu cốt không được sơn mà phải đánh sạchvà bôi mỡ dơ lia. 6. Động cơ điện của mạng lưới hệ thống thông gió phải đặt ở ngoài phòng ắc quy và bênngoài quạt thông gió, ống thải khí phải được kiến thiết xây dựng riêng không liên quan gì đến nhau. 7. Trong phòng ắc quy phải có rất đầy đủ quần áo bằng da hoặc vải hạt, yếm caosu, gang tay, ủng cao su đặc kính bảo vệ mắt. 8. Đèn dùng trong phòng ắc quy là loại có bảo vệ chống nổ, trong phòng ắcquy phải có mạng lưới hệ thống chiếu sáng sự cố. Dây dẫn và những thiết bị điện phải đảmbảo không bị ảnh hưởng tác động lâu dài hơn của hơi a xít. Không sử dụng dây nhôm trongphòng ắc quy. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 21/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐCHƯƠNG V – VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁPI. CÁC THIẾT BỊ TRẠM 6,3 KV / 35 KV-20MVA : TTTên thiết bịSố liệu kỹ thuậtĐơn vịSốlượngMáy cắt điện SF635 KV, 1250 ABộBộBộDao cách ly 3 cực, dao35KV, 1000 Atiếp đất 1 phíaDao cách ly 3 cực, dao35KV, 1000 Atiếp đất 2 phíaBiến dòng điện125-250 / 1/1/1 / 1/1 ACáiBiến dòng điện125 / 1/1 – 1AC áiBiến dòng điện1100 / 1/1 ACáiBiến dòng điện1100 / 1AC ái12Biến dòng điện25 / 5AC áiBiến điện ápCái10Chống sét van96KV, 10 KACái11Chống sét11KV, 10 KACái12Máy biến áp lựcMáy13Máy biến áp tự dùngMáy3MVA, Υ / ∆ 1135 kV / 6,3 kV, 180 kVA, ∆ 11 / Y06, 3 kV  2.2,5 % / 0,4 kVII. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN DÒNG.A. QUY ĐỊNH CHUNG. 1. Quy trình vận hành MBD ( TI ) loại OUTDOOR OIL COOLED vận dụng chocán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viên làm trách nhiệm quản trị vận hành, sửa chữahiệu chỉnh trong lưới điện nhà máy, với mục tiêu nghiên cứu và điều tra nguyên tắc làmviệc, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành và giải quyết và xử lý sự cố. 2. Ngoài quy trình này, khi triển khai những công tác làm việc tương quan đến MBA phảinghiên cứu và vận dụng những thuyết minh kỹ thuật của nhà sản xuất. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 22/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ3. MBD loại OUTDOOR OIL COOLED dùng để chuyển những trị số dòng điệnđịnh mức ở điện áp cao thành những trị số dòng ở điện áp thấp tương thích để đưa đếncác thiết bị đo đếm, những tín hiệu bảo vệ tinh chỉnh và điều khiển trong quy trình vận hành vàchế độ sự cố trong mạng lưới hệ thống xoay chiều tần số 50 đến 60 Hz. Nó là loại thiết bịđặt ngoài trời. 4. Tất cả những cán bộ kỹ thuật, công nhân đảm nhiệm quản trị vận hành sửa chữaTI này phải điều tra và nghiên cứu thành thạo quy trình và có hiệu quả kiểm tra đạt nhu yếu. 5. Trong quy trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạngbất thường trên thiết bị phải báo cáo giải trình kịp thời cho Lãnh đạo cấp trên để có biệnpháp giải quyết và xử lý. B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : Kiểu máy ( kín đặt ngoài trời ) : OUTDOOR OIL COOLEDNhà sản xuất : VIỆT NAMĐiện áp sơ cấp định mức35 KVĐiện áp sơ cấp được cho phép max38, 5 KVTần số định mức50 HZDòng điện thứ cấp định mức1ATỷ số biến ( A ) : 125 – 250 / 1/1/1 / 1/1 ACông suất cuộn thứ cấp15 VA / 20 VA / 30 VAĐiện áp chịu đựng tần số công nghiệp230 KVĐiện áp chịu đựng xung sét550 KVPCấp đúng mực : 0,2 ; 0,5 ; PSKhối lượng dầu : 125 lítTrọng lượng375 KgC. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN KÝ LÀM VIỆC : 1. Cấu tạo : Là loại biến dòng gồm cuộn nhất thứ P1 – P2 và 05 cuộn nhị thứ 1S1 – 1S5 ; 2S1 – 2S5 ; 3S1 – 3S5 ; 4S1-4 S5 ; 5S1-5 S5 có thông số kỹ thuật kỹ thuật như mục II, được ngâm trong dầu cách điện vỏ bảo phủ là sứ cách điện. 2. Nguyên lý thao tác dựa trên hiện tượng kỳ lạ cảm ứng điện từ. D. CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH XỬ LÝ SỰ CỐ : 1. Các nhân viên cấp dưới vận hành, kỹ thuật ngoài việc nắm vững cấu trúc, nguyên lýlàm việc, quy trình vận hành còn phải nắm vững thông số kỹ thuật kỹ thuật ghi ở mục II. 2. Bảo dưỡng : a. Kế hoạch bảo trì. – Xem xét liên tục : Kiểm tra mỗi ca một lần. – Kiểm tra định kỳ : Một tháng một lần không cần cắt điện. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 23/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Một năm một lần tiền hành kiểm tra chất lượng và bảo trì cần cắt điện. – Thời gian đại tu địa thế căn cứ vào số liệu thí nghiệm định kỳ để quyết định hành động. – Chỉ triển khai thay thế sửa chữa khi máy chảy dầu, phát hiện haỏng cuộn dây hay đầura của cuộn nhị thứ lỏng. b. Công việc bảo trì : – Kiểm tra hàng loạt thực trạng bên ngoài phóng điện mặt phẳng. – Vệ sinh mặt sứ, giải quyết và xử lý những đầu ra bị rỉ sét, siết chặt những mối đấu nối. – Sau 06 tháng vận hành cần kiểm tra những đầu nối hạ thế. 3. Kiểm tra trong vận hành. – Mức dầu trong ống chỉ mức dầu khi máy biến dòng không có phụ tải ở nhiệtđộ 200C cần phải nằm đối lập với vạch giữa của ống chỉ mức dầu. Khi nhiệt độtăng hay giảm tương ứng là 10 mm. – Chảy dầu những đầu ra sơ cấp hoặc thứ cấp, ở những mặt bích nối, ở ống chỉ mứcdầu – Ống sứ có bị phóng điện bụi bẩn hay nứt vỡ. – Tất cả những khiếm khuyết phát hiện được phải ghi vào sổ theo dõi thiết bị. – Tính nguyên vẹn của trụ sứ, không có hiện tượng kỳ lạ phóng điện, nứt vỡ. Lưu ý : – Khi kiểm tra TI đang vận hành, phải thực thi trang nghiêm quy trình bảo đảm an toàn. – Báo cáo ngay với cấp chỉ huy và ghi khá đầy đủ thông số kỹ thuật, chi tiết cụ thể vào sổ vậnhành những hiện tượng kỳ lạ bất bình thường nếu có. E. QUY TRÌNH VỀ AN TOÀN. 1. Tất cả những việc làm ở máy biến dòng cần thực thi theo quy trình này và “ Quy trình kỹ thuật bảo đảm an toàn điện ” trong công tác làm việc quản trị, vận hành, sửa chữa thay thế, thiết kế xây dựng đường dây và trạm điện – Tổng công ty Điện lực Nước Ta năm2002. Các công nhân sửa chữa thay thế cần qua giảng dạy hiểu biết về nguyên tắc cấu tạovà đặc thù của máy. 2. Trong quy trình thao tác cuộn thứ cấp của máy biến dòng không được đểhở mạch. 3. Khi thực thi công tác làm việc móc cẩu phải triển khai cẩn trọng để không gây vađập quan tâm đến thực trạng và vị trí đứng của cẩu so với những thiết bị đang mangđiện xung quanh. 4. Khung giá đỡ cần tiếp đất chắc như đinh theo pháp luật. F. CHUẨN BỊ ĐƯA VÀO VẬN HÀNH.Việc đưa máy biến dòng vào vận hành khi những điều kiện kèm theo sau đây được đảmbảo : – Không còn thao tác nào trên máy. – Cuộn nhị thứ khi không sử dụng phải được đấu tắt. NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 24/50 – TL – QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ – Các đầu ra nhị thứ và nhất thứ phải được đấu chắc như đinh, tiết diện dây đấu nốiphải tương thích. – Phải đấu đất bảo đảm an toàn đầu ra cuộn nhị thứ. – Khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm nhìn nhận máy biến dòng đạt nhu yếu. III. QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MBA 3MVA – 35KV / 6,3 KVA. QUY ĐỊNH CHUNG : 1. Quy trình vận hành MBA vận dụng cho cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viênlàm trách nhiệm quản trị vận hành, thay thế sửa chữa hiệu chỉnh trong lưới điện nhà máy. 2. Ngoài quy trình này, khi thực thi những công tác làm việc tương quan đến MBA phảinghiên cứu và vận dụng những thuyết minh kỹ thuật của nhà sản xuất. 3. MBA tăng áp là loại máy biến áp lực 3 pha có mạng lưới hệ thống làm mát tuần hoàntự nhiên, đặt ngoài trời có bộ kiểm soát và điều chỉnh điện áp không tải được đặt trong lướiđiện 3 pha tần số công nghiệp. 4. Tất cả những cán bộ kỹ thuật, công nhân đảm nhiệm quản trị vận hành sửa chữahiệu chỉnh MBA này phải điều tra và nghiên cứu thành thạo quy trình và có hiệu quả kiểmtra đạt nhu yếu. 5. Trong quy trình vận hành nếu thấy hoặc phát hiện ra hư hỏng và tình trạngbất thường trên thiết bị phải báo cáo giải trình kịp thời cho Lãnh đạo cấp trên để có biệnpháp giải quyết và xử lý. B. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT : Kiểu máy biến áp : S-3000 – 24/6, 3C ông suất ( MVA ) : 03T ỷ số biến : 35 kV ± 2.2,5 % / 6,3 KVTần số ( Hz ) : 50S ố pha : Tổ đấu dây : Y0 / ∆ 11T ổn thất định mức100, 9 KWTổn thất không tải13, 97 KWKiểu làm mát : ONANTrọng lượng cuộn dây ( Kg ) : 5000T rọng lượng dầu ( Kg ) : 2600T ổng khối lượng ( Kg ) : 8600 * ĐC. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MBA. 1. MBA thao tác ở chính sách thông thường : a. MBA được giám sát tương ứng với chính sách định mức lâu dài hơn, nhiệt độ lớpdầu trên cùng khi phụ tải định mức không vượt quá 90 0C, nếu nhiệt độ lớn hơn900C phải báo ngay với Lãnh đạo để giải quyết và xử lý. b. Máy được làm mát tự nhiên, nhiệt độ dầu trong máy tới 80 0C cảnh báo nhắc nhở cấpI, nhiệt độ dầu trong máy tới 900C cảnh báo nhắc nhở cấp II cắt MBA. Nhiệt độ cuộn dâyNHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẮC KHÊ I – 25/50 –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *