Dextrose là gì ? Tác dụng và độ an toàn – Thể Hình Vip
- Dextrose là gì ?
- Dextrose có tác dụng gì ?
- Các loại chế phẩm dextrose
- Lưu ý khi dùng dextrose
- Dextrose đối với trẻ em
- Dextrose trong thể hình
- Dextrose và hiệu suất tập luyện
- Tác dụng phụ của dextrose
Đã bao giờ bạn cảm thấy chán nản vì tập gym trong một thời gian dài nhưng vẫn không hiệu quả ? Đã bao giờ bạn cảm thấy thất vọng vì không thể thay đổi cân nặng ? Nếu câu trả lời là có thì vấn đề có thể nằm ở chế độ dinh dưỡng của bạn.
Trong thể hình, dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Và hôm nay chúng ta sẽ bàn về một khía cạnh nhỏ trong dinh dưỡng, đó là dextrose. Vậy dextrose là gì ? Và chúng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ?
Dextrose là gì ?
Dextrose là tên của một loại đường đơn giản được làm từ ngô (bắp). Dextrose gần giống với fructose và nếu xét về mặt hóa học thì chúng giống với glucose (một loại đường trong máu).
Trong trường hợp chưa từng nghe qua về fructose thì bạn hãy tham khảo bài viết
Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đóng hộp (chế biến sẵn) hoặc xi-rô ngô (fructose corn syrup). Không chỉ dừng lại ở đó, dextrose còn có thể được sử dụng cho mục đích y học.
Khi đó, dextrose sẽ được hòa tan trong các dung dịch dùng để tiêm vào mạch máu. Mục đích là để tăng hàm lượng đường huyết của bệnh nhân hoặc sử dụng để kết hợp với các loại thuốc khác.
Ở một khía cạnh khác, vì dextrose là một loại đường đơn giản, nên cơ thể của chúng ta có thể nhanh chóng chuyển đổi chúng thành năng lượng để sử dụng. Các loại đường đơn giản có tác dụng làm tăng đường huyết rất nhanh.
Tuy nhiên, chúng thường thiếu giá trị về mặt dinh dưỡng. Một số loại đường đơn có thể kể đến như: dextrose, fructose, galactose, glucose và chúng thường xuất hiện dưới dạng đường ăn, mật ong, mỳ ống hoặc bánh mì…
Dextrose có tác dụng gì ?
Dextrose có rất nhiều ứng dụng và cách sử dụng khác nhau. Chúng là thành phần trong nhiều sản phẩm hàng ngày, ví dụ như: sữa tắm, đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc tóc, thức ăn cho gia súc…
Ngoài ra, 2 tác dụng lớn nhất của dextrose là sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm. Trong đó, ở lĩnh vực y tế, dextrose sẽ được sử dụng làm các chế phẩm tiêm chích (pha và các dung dịch).
- Chế phẩm dextrose
- Dextrose và hàm lượng calo
- Dextrose và chỉ số đường huyết
- Dextrose và tình trạng mất nước
Còn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thì dextrose sẽ là các phụ gia để tạo ngọt hoặc có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung. Và đây chính là lý do tại sao chúng thường xuất hiện trong một số sản phẩm cho người tập gym.
Các loại chế phẩm dextrose
Dextrose thường được sử dụng để sản xuất các chế phẩm hoặc hỗn hợp tiêm chích. Và chúng chỉ có sẵn ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Bên cạnh đó, dextrose còn được sản xuất dưới dạng gel hoặc dạng viên.
Và chúng có thể tìm thấy tại các hiệu thuốc thông thường. Mặt khác, mỗi loại nồng độ dextrose sẽ được sử dụng cho một mục đích riêng biệt. Nồng độ dextrose cao thường được sử dụng như một liều cấp cứu khi ai đó bị hạ huyết áp.
Dextrose được sử dụng như thế nào ?
Dextrose được sử dụng với nhiều nồng độ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn dextrose dưới dạng dung dịch tiêm chích (intravenous / IV) nếu một người đang ở trong tình trạng mất nước và hạ đường huyết.
Dextrose cung cấp calo
Dextrose là một loại tinh bột và là một thành phần dinh dưỡng trong các chế độ ăn thông thường. Vì vậy dung dịch chứa dextrose sẽ cung cấp calories và có thể tiêm tĩnh mạch kết hợp với amino acids và fat.
Xem thêm:
Phương pháp này được gọi là dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (total parenteral nutrition / TPN). Và nó được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho những người không thể hấp thu tinh bột, amino acids và fat bằng đường ruột.
Dextrose giúp tăng đường huyết
Đối với dung dịch dextrose nồng độ cao dùng để tiêm chích thì chúng chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia. Các dung dịch này được áp dụng với những người có lượng đường trong máu rất thấp…
Và không thể nuốt dextrose dưới dạng thuốc, thức ăn hoặc nước. Nếu nồng độ kali trong máu của một người quá cao (bệnh hyperkalemia) thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm dung dịch dextrose 50% kèm theo insulin.
Xem thêm:
Điều này thường được thực hiện tại các bệnh viện. Khi các tế bào “mở cửa” (nhờ tác dụng của insulin) để hấp thu lượng đường trong máu (glucose) thì chúng cũng sẽ hấp thu luôn lượng kali dư thừa.
Từ đó, giúp hạ nồng độ kali trong máu của bệnh nhân. Tác dụng của dextrose trong hỗn hợp này là giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết (hypoglycemic). Còn insulin sẽ gúp hạ nồng độ kali.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hypoglycemia (hạ đường huyết mãn tính) nên mang theo dextrose dạng gel hoặc dạng viên để đề phòng trường hợp lượng đường trong máu hạ quá thấp.
Dextrose dạng gel hoặc dạng thuốc tan rất nhanh và chúng sẽ giúp tăng nồng độ đường huyết một cách nhanh chóng. Nếu một người có lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL…
Và có các triệu chứng tụt đường huyết thì họ cần sử dụng dextrose. Một số triệu chứng tụt đường huyết có thể kể đến như mệt mỏi, không minh mẫn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.
Dextrose điều trị mất nước
Ngoài việc điều trị (chống) hạ đường huyết, dextrose còn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác như: điều trị mất nước, cung cấp dinh dưỡng khi kết hợp với amino acids và một số chất khác.
Xem thêm:
Các bác sĩ có thể kết hợp dextrose với các loại chất lỏng khác để tạo thành dung dịch tiêm chích. Ví dụ, dextrose có thể kết hợp với dung dịch nước muối sinh lý (saline) để tạo thành dung dịch bù nước cho những người bị mất nước.
Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bệnh nhân không thể ăn uống hoặc không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp…
Tiêm tĩnh mạch bằng các dung dịch có chứa dextrose. Trong đó, họ có thể sử dụng phương pháp TPN (đã đề cập ở trên) hoặc PPN (partial parenteral nutrition / dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch một phần).
Lưu ý khi dùng dextrose
Để đảm bảo an toàn, dextrose không nên sử dụng với những người đang có tình trạng bệnh lý. Bởi vì chúng có thể làm tăng huyết áp hoặc gây ra tình trạng fluid shifts (dịch chuyển chất lỏng bên trong cơ thể).
Điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng (tay chân) hoặc tích tụ chất lỏng bên trong phổi. Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thì nên tránh sử dụng dextrose, đặc biệt với những trường hợp sau đây.
- Tăng đường huyết / hyperglycemia
- Hạ kali trong máu / hypokalemia
- Phù, sưng tay chân / peripheral edema
- Tích chất lỏng trong phổi / pulmonary edema
Nếu bạn bị tiểu đường và được bác sĩ kê đơn dextrose dạng gel hoặc viên, thì dextrose chỉ nên sử dụng khi bạn có phản ứng hạ đường huyết. Bạn nên hỏi bác sĩ của mình về cách nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết và thời điểm nên dùng dextrose.
Đồng thời, mang theo dextrose bên mình mọi lúc để sử dụng khi cần thiết. Mặt khác, nếu bị dị ứng với bắp (ngô) thì có thể bạn cũng sẽ dị ứng với dextrose. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.
Mặc dù có thể bạn sẽ không có nhiều thời gian hoặc không có điều kiện xét nghệm máu thường xuyên. Tuy nhiên, việc liên tục kiểm tra nồng độ đường huyết là rất quan trọng khi sử dụng dextrose.
Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng dextrose làm không tăng lượng đường trong máu lên mức nguy hiểm. Để kiểm tra đường huyết bạn có thể sử dụng các thiết bị chích máu từ ngón tay hoặc kiểm tra thông qua nước tiểu.
Dextrose đối với trẻ em
Dextrose có thể sử dụng cho trẻ em tương tự với cách sử dụng ở người lớn, đó là chống hạ đường huyết. Trong trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng, trẻ sẽ được sử dụng dextrose dưới dạng tiêm chích.
Ngoài ra nếu trẻ đủ lớn, dextrose cũng có thể được sử dụng qua đường miệng. Việc sớm điều trị hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất cần thiết. Nếu không điều trị kịp thời…
Bệnh hạ đường huyết có thể gây ra các tổn thương cho hệ thần kinh của trẻ. Trong trường hợp hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, việc này có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như rối loạn nồng độ insulin hoặc rối loạn trao đổi chất.
Với trường hợp này, trẻ sơ sinh có thể sử dụng một lượng nhỏ dextrose dạng gel trong chế độ ăn. Việc này sẽ giúp trẻ duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.
để biết lượng dextrose chính xác cần thêm vào chế độ an của trẻ bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Riêng với các bé sinh sớm (sinh non), các bé sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết và có thể phải bổ sung dextrose dưới dạng tiêm chích.
Dextrose trong thể hình
Dextrose là một nguồn cung cấp calo dồi dào (calorie-dense) và dễ dàng hấp thu bởi cơ thể. Chính vì lý do này nên bột dextrose (dextrose powder) thường được các vận động viên thể hình…
Xem thêm:
Sử dụng như một nguồn dinh dưỡng bổ sung để tăng cân, tăng cơ. Mặc dù có khả năng cung cấp một nguồn calo lớn dễ hấp thu, tuy nhiên dextrose lại thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Vì vậy, để đạt được khối lượng cơ bắp như mong muốn, bạn cần kết hợp dextrose với các dưỡng chất như protein và fat. Bột dextrose là một loại đường đơn giản, vì vậy tốc độ hấp thu của chúng rất nhanh.
Xem thêm:
Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn sử dụng kèm với bữa ăn sau tập, vì lúc này chúng ta cần đẩy nhanh nồng độ hormone insulin lên cao để hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Ngoài ra, dextrose còn giúp chúng ta bổ sung lại…
Nguồn glycogen dự trữ sau khi kết thúc buổi tập. Glycogen là một dạng glucose mà cơ thể sử dụng để dự trữ năng lượng. Trong trường hợp muốn hiểu rõ hơn về glycogen thì bạn hãy tham khảo bài viết
Và khi chúng ta tập luyện, cơ thể sẽ sử dụng chúng để lấy năng lượng hoạt động. Nhiều vận động viên thể hình thường sử dụng dextrose dạng viên hoặc pha bột dextrose với nước để uống sau mỗi buổi tập.
Dextrose và hiệu suất tập luyện
Trong một
Sau đó, các đối tượng được cho uống các loại đồ uống được chuẩn bị bởi các nhà nghiên cứu trước và sau khi tập trong 8 tuần. Các loại đồ uống này sẽ chứa dextrose hoặc ribose (một loại đường đơn).
Các vận động viên không được tiết lộ về loại đồ uống mà họ được sử dụng (nghiên cứu double-blind). Cuối cùng, các nhà nghiên cứu ghi lại thành tích của các vận động viên vào cuối thí nghiệm.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, nhóm sử dụng dextrose cải thiện thành tích với thời gian trung bình là 15,2 giây. Nhanh hơn 10 giây so với sự cải thiện của nhóm sử dụng ribose.
Tác dụng phụ của dextrose
Dextrose thường an toàn khi sử dụng, tuy nhiên chúng vẫn có tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như: sưng, thở nhanh, khát nước, tiêu chảy, phosphate trong máu thấp…
- Thở nhanh
- Khát nước
- Tiêu chảy
- Phosphate trong máu thấp
- Tích dịch trong phổi
- Đường huyết cao
Không chỉ vậy, dextrose còn có thể gây tích dịch trong phổi, magie trong máu thấp, đường huyết cao, mất nhận thức. Thế nên chúng ta cần thận trọng trong việc sử dụng dextrose.
Đồng thời tránh sử dụng dextrose nếu rơi vào một trong các trường hợp ở phần lưu ý. Đặc biệt, dextrose cần được cân nhắc sử dụng với những người mắc bệnh tiểu đường.
Bởi vì họ không thể xử lý dextrose nhanh như những người bình thường. Ngoài ra, dextrose còn có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy, bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên…
Để duy trì chúng luôn ở mức an toàn. Một số triệu chứng của tình trạng đường huyết cao bao gồm: khát, mất nước, hay nhầm lẫn, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây, khó thở, khô da.
Đã bao giờ bạn cảm thấy chán nản vì tập gym trong một thời gian dài nhưng vẫn không hiệu quả ? Đã bao giờ bạn cảm thấy thất vọng vì không thể thay đổi cân nặng ? Nếu câu trả lời là có thì vấn đề có thể nằm ở chế độ dinh dưỡng của bạn.Trong thể hình, dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Và hôm nay chúng ta sẽ bàn về một khía cạnh nhỏ trong dinh dưỡng, đó là dextrose. Vậy dextrose là gì ? Và chúng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ?Dextrose là tên của một loại đường đơn giản được làm từ ngô (bắp). Dextrose gần giống với fructose và nếu xét về mặt hóa học thì chúng giống với glucose (một loại đường trong máu).Trong trường hợp chưa từng nghe qua về fructose thì bạn hãy tham khảo bài viết fructose là gì của Thể Hình Vip. Quay lại chủ đề chính, dextrose thường được sử dụng trong các loại thực phẩm như một chất tạo ngọt nhân tạo.Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đóng hộp (chế biến sẵn) hoặc xi-rô ngô (fructose corn syrup). Không chỉ dừng lại ở đó, dextrose còn có thể được sử dụng cho mục đích y học.Khi đó, dextrose sẽ được hòa tan trong các dung dịch dùng để tiêm vào mạch máu. Mục đích là để tăng hàm lượng đường huyết của bệnh nhân hoặc sử dụng để kết hợp với các loại thuốc khác.Ở một khía cạnh khác, vì dextrose là một loại đường đơn giản, nên cơ thể của chúng ta có thể nhanh chóng chuyển đổi chúng thành năng lượng để sử dụng. Các loại đường đơn giản có tác dụng làm tăng đường huyết rất nhanh.Tuy nhiên, chúng thường thiếu giá trị về mặt dinh dưỡng. Một số loại đường đơn có thể kể đến như: dextrose, fructose, galactose, glucose và chúng thường xuất hiện dưới dạng đường ăn, mật ong, mỳ ống hoặc bánh mì…Dextrose có rất nhiều ứng dụng và cách sử dụng khác nhau. Chúng là thành phần trong nhiều sản phẩm hàng ngày, ví dụ như: sữa tắm, đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc tóc, thức ăn cho gia súc…Ngoài ra, 2 tác dụng lớn nhất của dextrose là sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm. Trong đó, ở lĩnh vực y tế, dextrose sẽ được sử dụng làm các chế phẩm tiêm chích (pha và các dung dịch).Còn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thì dextrose sẽ là các phụ gia để tạo ngọt hoặc có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung. Và đây chính là lý do tại sao chúng thường xuất hiện trong một số sản phẩm cho người tập gym.Dextrose thường được sử dụng để sản xuất các chế phẩm hoặc hỗn hợp tiêm chích. Và chúng chỉ có sẵn ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Bên cạnh đó, dextrose còn được sản xuất dưới dạng gel hoặc dạng viên.Và chúng có thể tìm thấy tại các hiệu thuốc thông thường. Mặt khác, mỗi loại nồng độ dextrose sẽ được sử dụng cho một mục đích riêng biệt. Nồng độ dextrose cao thường được sử dụng như một liều cấp cứu khi ai đó bị hạ huyết áp.Dextrose được sử dụng với nhiều nồng độ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn dextrose dưới dạng dung dịch tiêm chích (intravenous / IV) nếu một người đang ở trong tình trạng mất nước và hạ đường huyết.Dextrose là một loại tinh bột và là một thành phần dinh dưỡng trong các chế độ ăn thông thường. Vì vậy dung dịch chứa dextrose sẽ cung cấp calories và có thể tiêm tĩnh mạch kết hợp với amino acids và fat.Xem thêm: Fat là gì ? Tập gym nên ăn bao nhiêu một ngày Phương pháp này được gọi là dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần (total parenteral nutrition / TPN). Và nó được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho những người không thể hấp thu tinh bột, amino acids và fat bằng đường ruột.Đối với dung dịch dextrose nồng độ cao dùng để tiêm chích thì chúng chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia. Các dung dịch này được áp dụng với những người có lượng đường trong máu rất thấp…Và không thể nuốt dextrose dưới dạng thuốc, thức ăn hoặc nước. Nếu nồng độ kali trong máu của một người quá cao (bệnh hyperkalemia) thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm dung dịch dextrose 50% kèm theo insulin.Xem thêm: Insulin là gì ? Lợi ích tăng cơ hay tác hại tích mỡ Điều này thường được thực hiện tại các bệnh viện. Khi các tế bào “mở cửa” (nhờ tác dụng của insulin) để hấp thu lượng đường trong máu (glucose) thì chúng cũng sẽ hấp thu luôn lượng kali dư thừa.Từ đó, giúp hạ nồng độ kali trong máu của bệnh nhân. Tác dụng của dextrose trong hỗn hợp này là giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết (hypoglycemic). Còn insulin sẽ gúp hạ nồng độ kali.Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc hypoglycemia (hạ đường huyết mãn tính) nên mang theo dextrose dạng gel hoặc dạng viên để đề phòng trường hợp lượng đường trong máu hạ quá thấp.Dextrose dạng gel hoặc dạng thuốc tan rất nhanh và chúng sẽ giúp tăng nồng độ đường huyết một cách nhanh chóng. Nếu một người có lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL…Và có các triệu chứng tụt đường huyết thì họ cần sử dụng dextrose. Một số triệu chứng tụt đường huyết có thể kể đến như mệt mỏi, không minh mẫn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.Ngoài việc điều trị (chống) hạ đường huyết, dextrose còn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác như: điều trị mất nước, cung cấp dinh dưỡng khi kết hợp với amino acids và một số chất khác.Xem thêm: Amino acid là gì ? Có giúp giảm mỡ không Các bác sĩ có thể kết hợp dextrose với các loại chất lỏng khác để tạo thành dung dịch tiêm chích. Ví dụ, dextrose có thể kết hợp với dung dịch nước muối sinh lý (saline) để tạo thành dung dịch bù nước cho những người bị mất nước.Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bệnh nhân không thể ăn uống hoặc không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp…Tiêm tĩnh mạch bằng các dung dịch có chứa dextrose. Trong đó, họ có thể sử dụng phương pháp TPN (đã đề cập ở trên) hoặc PPN (partial parenteral nutrition / dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch một phần).Để đảm bảo an toàn, dextrose không nên sử dụng với những người đang có tình trạng bệnh lý. Bởi vì chúng có thể làm tăng huyết áp hoặc gây ra tình trạng fluid shifts (dịch chuyển chất lỏng bên trong cơ thể).Điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng (tay chân) hoặc tích tụ chất lỏng bên trong phổi. Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thì nên tránh sử dụng dextrose, đặc biệt với những trường hợp sau đây.Nếu bạn bị tiểu đường và được bác sĩ kê đơn dextrose dạng gel hoặc viên, thì dextrose chỉ nên sử dụng khi bạn có phản ứng hạ đường huyết. Bạn nên hỏi bác sĩ của mình về cách nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết và thời điểm nên dùng dextrose.Đồng thời, mang theo dextrose bên mình mọi lúc để sử dụng khi cần thiết. Mặt khác, nếu bị dị ứng với bắp (ngô) thì có thể bạn cũng sẽ dị ứng với dextrose. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.Mặc dù có thể bạn sẽ không có nhiều thời gian hoặc không có điều kiện xét nghệm máu thường xuyên. Tuy nhiên, việc liên tục kiểm tra nồng độ đường huyết là rất quan trọng khi sử dụng dextrose.Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng dextrose làm không tăng lượng đường trong máu lên mức nguy hiểm. Để kiểm tra đường huyết bạn có thể sử dụng các thiết bị chích máu từ ngón tay hoặc kiểm tra thông qua nước tiểu.Dextrose có thể sử dụng cho trẻ em tương tự với cách sử dụng ở người lớn, đó là chống hạ đường huyết. Trong trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng, trẻ sẽ được sử dụng dextrose dưới dạng tiêm chích.Ngoài ra nếu trẻ đủ lớn, dextrose cũng có thể được sử dụng qua đường miệng. Việc sớm điều trị hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất cần thiết. Nếu không điều trị kịp thời…Bệnh hạ đường huyết có thể gây ra các tổn thương cho hệ thần kinh của trẻ. Trong trường hợp hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, việc này có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như rối loạn nồng độ insulin hoặc rối loạn trao đổi chất.Với trường hợp này, trẻ sơ sinh có thể sử dụng một lượng nhỏ dextrose dạng gel trong chế độ ăn. Việc này sẽ giúp trẻ duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.để biết lượng dextrose chính xác cần thêm vào chế độ an của trẻ bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Riêng với các bé sinh sớm (sinh non), các bé sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết và có thể phải bổ sung dextrose dưới dạng tiêm chích.Dextrose là một nguồn cung cấp calo dồi dào (calorie-dense) và dễ dàng hấp thu bởi cơ thể. Chính vì lý do này nên bột dextrose (dextrose powder) thường được các vận động viên thể hình…Xem thêm: Calories là gì ? Cần ăn bao nhiêu calo để tăng cơ Sử dụng như một nguồn dinh dưỡng bổ sung để tăng cân, tăng cơ. Mặc dù có khả năng cung cấp một nguồn calo lớn dễ hấp thu, tuy nhiên dextrose lại thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.Vì vậy, để đạt được khối lượng cơ bắp như mong muốn, bạn cần kết hợp dextrose với các dưỡng chất như protein và fat. Bột dextrose là một loại đường đơn giản, vì vậy tốc độ hấp thu của chúng rất nhanh.Xem thêm: Protein là gì ? Công cụ tính nhu cầu protein mỗi ngày Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn sử dụng kèm với bữa ăn sau tập, vì lúc này chúng ta cần đẩy nhanh nồng độ hormone insulin lên cao để hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Ngoài ra, dextrose còn giúp chúng ta bổ sung lại…Nguồn glycogen dự trữ sau khi kết thúc buổi tập. Glycogen là một dạng glucose mà cơ thể sử dụng để dự trữ năng lượng. Trong trường hợp muốn hiểu rõ hơn về glycogen thì bạn hãy tham khảo bài viết glycogen là gì của Thể Hình VipVà khi chúng ta tập luyện, cơ thể sẽ sử dụng chúng để lấy năng lượng hoạt động. Nhiều vận động viên thể hình thường sử dụng dextrose dạng viên hoặc pha bột dextrose với nước để uống sau mỗi buổi tập.Trong một nghiên cứu của trường Ohio State University (USA), các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên 31 vận động viên nữ trong nhóm chèo thuyền. Đầu tiên, họ cho các đối tượng chèo thuyền 2000 mét và ghi lại thời gian.Sau đó, các đối tượng được cho uống các loại đồ uống được chuẩn bị bởi các nhà nghiên cứu trước và sau khi tập trong 8 tuần. Các loại đồ uống này sẽ chứa dextrose hoặc ribose (một loại đường đơn).Các vận động viên không được tiết lộ về loại đồ uống mà họ được sử dụng (nghiên cứu double-blind). Cuối cùng, các nhà nghiên cứu ghi lại thành tích của các vận động viên vào cuối thí nghiệm.Kết quả của nghiên cứu cho thấy, nhóm sử dụng dextrose cải thiện thành tích với thời gian trung bình là 15,2 giây. Nhanh hơn 10 giây so với sự cải thiện của nhóm sử dụng ribose.Dextrose thường an toàn khi sử dụng, tuy nhiên chúng vẫn có tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như: sưng, thở nhanh, khát nước, tiêu chảy, phosphate trong máu thấp…Không chỉ vậy, dextrose còn có thể gây tích dịch trong phổi, magie trong máu thấp, đường huyết cao, mất nhận thức. Thế nên chúng ta cần thận trọng trong việc sử dụng dextrose.Đồng thời tránh sử dụng dextrose nếu rơi vào một trong các trường hợp ở phần lưu ý. Đặc biệt, dextrose cần được cân nhắc sử dụng với những người mắc bệnh tiểu đường.Bởi vì họ không thể xử lý dextrose nhanh như những người bình thường. Ngoài ra, dextrose còn có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy, bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên…Để duy trì chúng luôn ở mức an toàn. Một số triệu chứng của tình trạng đường huyết cao bao gồm: khát, mất nước, hay nhầm lẫn, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây, khó thở, khô da.
Source: https://trangdahieuqua.com
Category: Làm đẹp