Hỏi đáp Y học: Trị mắt cá chân
Thính giả Trần Thị Tuyết ở Long An email đến câu hỏi sau đây:
“Xin hỏi về cách trị mắt cá chân
Khoảng hơn một tháng trở lại đây, dưới lòng bàn chân em, phần lồi sau ngón cái, bỗng nhiên mọc lên một nốt chai cứng, khiến cho việc đi lại rất đau. Mọi người nói là bị mắt cá chân. Có người nói là phải đi tiểu phẫu để nạo mắt cá đó đi thì mới khỏi hẳn và rất đau. Người khác nói có loại thuốc dán chữa được mắt cá chân.
Xin bác sĩ giải thích về bệnh mắt cá chân, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị.”
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Mắt cá chân – Corn and calluses
Da chúng ta có một lớp ở ngoài gọi là lớp sừng (stratum corneum); những tế bào lớp da này không có nhân (nucleus) mà lại có nhiều chất keratin, một chất tìm thấy trong các sừng thú vật (horny layer of the epidermis). Trong trường hợp một vùng da phải chịu đựng sức nặng, ma xát nhiều, stress cơ học, da vùng đó chống đỡ lại bằng cách dày ra, tăng trưởng thành nhiều lớp tế bào sừng để bảo vệ.
(Mechanical stress: ví dụ ngón chân vẹo, không đúng hướng làm vùng đó lồi lên, cọ xát nhiều với mặt trong chiếc giày, giày quá chật, bó ngón chân lại nhiều quá).
Da sừng dày lên lại càng làm cho chân bị chật hơn nữa, làm đau chân, gây vòng lẩn quẩn.
Trong y khoa, người ta phân biệt “corn” là một loại chai gia trong một vùng nhỏ, trong trung tâm có một cái cồi hình nón (central conical core) bằng chất sừng keratin gây viêm và đau.Tạm dịch là “hạt sừng”, do từ “corn” có nghĩa gốc là hạt, mà cũng có nghĩa là sừng, như sừng trâu bò.
Corn có thể cứng (nằm trên lưng các ngón chân nhỏ 2-5, hoặc mềm (do nước ngấm vào, nơi ẩm do mồ hôi, có thể lở lói rất đau đớn.)
Callus, “vết chai” có vẻ lan toả ra hơn, bề dày đều hơn, nằm dưới gốc của các ngón chân, nhất là ngón chân cái, nơi bị áp lực (pressure), ma sát (friction) nhiều. Một cục chai nhỏ, có cồi cứng tựa như một cái nút bằng chất sừng keratin (keratin plug) ở giữa, cũng còn gọi là plantar corn (nút sừng lòng bàn chân).
“Hạt sừng” lòng bàn chân (plantar corn) cần phân biệt với mụt cóc (wart). Mụt cóc không phải do mủ da con cóc gây ra như một số người tưởng, mà do một con siêu vi/virus nhiễm vào da gây nên (human papilloma virus / HPV/ virus u nhũ). Ví dụ tắm hồ tắm có thể gây mụt cóc chân cũng như nơi khác trên cơ thể do tiếp xúc với virus HPV từ người khác (50% trẻ con ở Mỹ mang siêu vi này, nhưng để ý, đây là HPV type da (cutaneous), khác với các type HPV niêm mạc gây ung thư cỗ tử cung ).
Mụt cóc khác với nút sừng lòng bàn chân: bóp mụt cóc thì gây đau, trong lúc nếu là hạt sừng thì đè lên làm đau. lúc cắt tỉa hạt sừng, chỉ thấy những lớp mô sừng, trắng. Trong lúc nếu là mụt cóc, cắt tỉa các lớp da dày sẽ thấy những chấm đen, là những mạch máu li ti trong mụt cóc.
Chữa trị:
• Bác sĩ có thể dùng dao xén tỉa (debridement) bớt chỗ da quá dày, cộm lên.
• Có thể ngâm nước cho da mềm, dùng loại đá xốp nhám (pumice stone) mài cho da mỏng.
• Một số thuốc thoa dùng các acid nhẹ (salicylic acid cream, lotion, gel, ointment), để tiêu bớt lớp da dày.Tuy nhiên, nên cẩn thận, có thể làm hư da lành lặn vùng chung quanh, nhất là ở người bệnh tiểu đường máu lưu thông kém, có thể mất cảm giác, hay người bệnh HIV, có sức miễn nhiễm kém.Thuốc dán (salicylic acid plaster for calluses and wart): cắt miếng thuốc dán vừa đúng cở của vùng da bị chai, thường 48 tiếng phải làm lại, trong 2 tuần. Cần theo hướng dẫn của bác sĩ hay nhà bào chế thuốc
• Có thể dùng những miếng nỉ lót giày: những chỗ đầu xương bàn chân bị dày sừng, chai, người ta cắt lõm những vùng tương ứng trong miếng lót (accommodative metatarsal pads) để chuyển sức nặng đè lên đầu xương bàn chân bị đau qua những vùng đầu xương không đau.
• Dùng giày vừa với bàn chân, thường lưng giày phải mềm; nếu cần, bề ngang giày phải đủ rộng cho các ngón chân, phải giúp cho các ngón chân có chỗ để duỗi ra, kẻo nơi nhô lên bị cọ xát và đau. Tránh giày cao gót. Kiểm soát trong lòng giày có những mối may, nối cọ xát, đè lên chân lúc đi đứng hay không.
• Trường hợp tối cần, có thể bác sĩ chuyên về chân (podiatrist, orthopedist) quyết định phải giải phẫu, chỉnh cho các khớp thẳng lại, hoặc gọt bớt đầu các bàn chân xương (metatarsal osteotomy). Tuy nhiên nói chung, cần thử đúng cách các phương pháp thông thường, bảo thủ trước.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 23 tháng 4 năm 2013
————————————–
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ [email protected].
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.Thính giả Trần Thị Tuyết ở Long An email đến câu hỏi sau đây:“Xin hỏi về cách trị mắt cá chânKhoảng hơn một tháng trở lại đây, dưới lòng bàn chân em, phần lồi sau ngón cái, bỗng nhiên mọc lên một nốt chai cứng, khiến cho việc đi lại rất đau. Mọi người nói là bị mắt cá chân. Có người nói là phải đi tiểu phẫu để nạo mắt cá đó đi thì mới khỏi hẳn và rất đau. Người khác nói có loại thuốc dán chữa được mắt cá chân.Xin bác sĩ giải thích về bệnh mắt cá chân, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị.”Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:Da chúng ta có một lớp ở ngoài gọi là lớp sừng (stratum corneum); những tế bào lớp da này không có nhân (nucleus) mà lại có nhiều chất keratin, một chất tìm thấy trong các sừng thú vật (horny layer of the epidermis). Trong trường hợp một vùng da phải chịu đựng sức nặng, ma xát nhiều, stress cơ học, da vùng đó chống đỡ lại bằng cách dày ra, tăng trưởng thành nhiều lớp tế bào sừng để bảo vệ.(Mechanical stress: ví dụ ngón chân vẹo, không đúng hướng làm vùng đó lồi lên, cọ xát nhiều với mặt trong chiếc giày, giày quá chật, bó ngón chân lại nhiều quá).Da sừng dày lên lại càng làm cho chân bị chật hơn nữa, làm đau chân, gây vòng lẩn quẩn.Trong y khoa, người ta phân biệt “corn” là một loại chai gia trong một vùng nhỏ, trong trung tâm có một cái cồi hình nón (central conical core) bằng chất sừng keratin gây viêm và đau.Tạm dịch là “hạt sừng”, do từ “corn” có nghĩa gốc là hạt, mà cũng có nghĩa là sừng, như sừng trâu bò.Corn có thể cứng (nằm trên lưng các ngón chân nhỏ 2-5, hoặc mềm (do nước ngấm vào, nơi ẩm do mồ hôi, có thể lở lói rất đau đớn.)Callus, “vết chai” có vẻ lan toả ra hơn, bề dày đều hơn, nằm dưới gốc của các ngón chân, nhất là ngón chân cái, nơi bị áp lực (pressure), ma sát (friction) nhiều. Một cục chai nhỏ, có cồi cứng tựa như một cái nút bằng chất sừng keratin (keratin plug) ở giữa, cũng còn gọi là plantar corn (nút sừng lòng bàn chân).“Hạt sừng” lòng bàn chân (plantar corn) cần phân biệt với mụt cóc (wart). Mụt cóc không phải do mủ da con cóc gây ra như một số người tưởng, mà do một con siêu vi/virus nhiễm vào da gây nên (human papilloma virus / HPV/ virus u nhũ). Ví dụ tắm hồ tắm có thể gây mụt cóc chân cũng như nơi khác trên cơ thể do tiếp xúc với virus HPV từ người khác (50% trẻ con ở Mỹ mang siêu vi này, nhưng để ý, đây là HPV type da (cutaneous), khác với các type HPV niêm mạc gây ung thư cỗ tử cung ).Mụt cóc khác với nút sừng lòng bàn chân: bóp mụt cóc thì gây đau, trong lúc nếu là hạt sừng thì đè lên làm đau. lúc cắt tỉa hạt sừng, chỉ thấy những lớp mô sừng, trắng. Trong lúc nếu là mụt cóc, cắt tỉa các lớp da dày sẽ thấy những chấm đen, là những mạch máu li ti trong mụt cóc.• Bác sĩ có thể dùng dao xén tỉa (debridement) bớt chỗ da quá dày, cộm lên.• Có thể ngâm nước cho da mềm, dùng loại đá xốp nhám (pumice stone) mài cho da mỏng.• Một số thuốc thoa dùng các acid nhẹ (salicylic acid cream, lotion, gel, ointment), để tiêu bớt lớp da dày.Tuy nhiên, nên cẩn thận, có thể làm hư da lành lặn vùng chung quanh, nhất là ở người bệnh tiểu đường máu lưu thông kém, có thể mất cảm giác, hay người bệnh HIV, có sức miễn nhiễm kém.Thuốc dán (salicylic acid plaster for calluses and wart): cắt miếng thuốc dán vừa đúng cở của vùng da bị chai, thường 48 tiếng phải làm lại, trong 2 tuần. Cần theo hướng dẫn của bác sĩ hay nhà bào chế thuốc• Có thể dùng những miếng nỉ lót giày: những chỗ đầu xương bàn chân bị dày sừng, chai, người ta cắt lõm những vùng tương ứng trong miếng lót (accommodative metatarsal pads) để chuyển sức nặng đè lên đầu xương bàn chân bị đau qua những vùng đầu xương không đau.• Dùng giày vừa với bàn chân, thường lưng giày phải mềm; nếu cần, bề ngang giày phải đủ rộng cho các ngón chân, phải giúp cho các ngón chân có chỗ để duỗi ra, kẻo nơi nhô lên bị cọ xát và đau. Tránh giày cao gót. Kiểm soát trong lòng giày có những mối may, nối cọ xát, đè lên chân lúc đi đứng hay không.• Trường hợp tối cần, có thể bác sĩ chuyên về chân (podiatrist, orthopedist) quyết định phải giải phẫu, chỉnh cho các khớp thẳng lại, hoặc gọt bớt đầu các bàn chân xương (metatarsal osteotomy). Tuy nhiên nói chung, cần thử đúng cách các phương pháp thông thường, bảo thủ trước.Chúc bệnh nhân may mắn.Bác sĩ Hồ Văn HiềnNgày 23 tháng 4 năm 2013————————————–Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.comChúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ [email protected].
Xem thêm: Video thịnh hành trên TikTok là gì
Source: https://trangdahieuqua.com
Category: Làm đẹp