Cách chữa bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách giữ Trùng Cỏ , Làm trùng cỏ – Betta Sales

Cách chữa bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách giữ Trùng Cỏ , Làm trùng cỏ – Betta Sales

Cũng là kinh nghiệm, có cái chưa chắc mình đúng, ứng dụng với người khác chưa chắc thành, có cái mình chưa lí giải được. Nay đem ra để anh em tham khảo thôi. #-o Hầu như anh em nào cũng có thắc mắc chung về các chuyện sau đây:

1. Kỵ màu:
– Khi cá đang kè gương, bỏ thử cá mái hoặc cá nhỏ hơn trong bịch nylon rồi thả vô cho nó kè.
– Nếu được thì lần sau lúc đang kè gương, giở ra kè cá mà nó nhát(kỵ) màu luôn. Dần dần cá tự tin hơn, ít kỵ màu.

2. Cho kè sao cho cá sung?
– Cho ăn ít (bụng vừa hơi tròn là đủ). Ngày 1 lần (với HMPK), 2 ngày/lần (với HM và CT).
– Kè mỗi ngày vài lần, lần ko quá nửa tiếng là được. Nếu sợ sình bụng, cho ăn xong khoảng nửa tiếng sau cho cá kè để cá bớt lười.

3. Sình bụng ngừa sao?
– Gắng giữ nước ấm (nhiệt nước tầm 20-26*C, tức là nhiệt độ quanh chỗ nuôi tầm 25-30*C là tốt).
– Cho ăn vừa đủ, ngày 1 lần với đuôi ngắn, 2 ngày 1 lần với đuôi dài.
– Thay nước đều đặn, cho thêm vài hột muối hột/hũ nuôi cho ngừa mầm bệnh.
– Rửa thức ăn (đa phần là trùng chỉ) khi mua về.

4. Sình bụng chữa sao?
Dù là chỉ 1 con hay nuôi chung nhiều con bị thì:
– Rút nước thấp còn 3~5 cm.
– Cho muối hột (1 muỗng cà phê/2 lít nước nuôi).
– Có thể cắm nhiệt hoặc bật đèn vào 1 góc hồ để giữ ấm nước trong khoảng 20-26*C. (thử cho tay vào nước thấy Không Lạnh hay Không nóng) là ổn.
– Ít cho ăn, hoặc cho ăn rất ít bobo hay lăng quăng. Ăn đồ khô hay trùng chỉ nếu ko rửa sạch thì dễ bị bệnh.
– Không xài sủi oxi hay bật máy lọc. Tưởng tượng bạn đang nằm liệt giường mà có người ép bạn chạy thì bạn mệt thêm thôi. Con cá đã bơi hông nổi rồi còn tạo lực ép nó bơi thì càng trầm trọng.

Mình thì nghĩ như N2M. Sình bụng hay trương phình ( cứng nước ) gần như nhau nên cách chữa cũng xài muối hột được. Chắc ( chắc thôi nhé ! ) khi cho muối vào nước thì nước bên trong cá tự rút ra ngoài ( thẩm thấu ), tự xẹp lại, hết phình nước .

5. Tạo trùng cỏ:
Cách 1 Dễ:
– Bước 1: Xô nhựa hay vật chứa nước
Rau xanh (dưa leo, xà lách, rau lang, rau muống, miễn là dễ phân hủy và ít có mùi)
– Bước 2: Nước nuôi cá cũ. Hoặc nước từ hòn non bộ.
– Bước 3: Khi thay nước cá, lấy nước nuôi cá cũ đó ngâm trong xô, bỏ thêm vài miếng rau xanh

Cách 2: Hợp với bạn nào có trồng cây hoặc chưa có nước nuôi cá cũ.
– Bước 1 y chang B1 của Cách 1.
– Bước 2: Nước máy hoặc nước giếng hay nước nào cũng dc ko quan trọng. (Trừ nước phèn thì bó tay).
– Một xíu đất trồng cây HOẶC bụi cỏ (còn rễ) bứng bên đường.
– B3: Trộn hỗn hợp Rau + Nước + Đất (hoặc bụi cỏ) vào xô.

Sau đó, với cả 2 cách:
– Bỏ xô ngoài trời chỗ thoáng và có vài giờ nắng/ngày. Lấy vải mùng che lại (tránh muỗi đẻ phá).
– Khoảng 2-3 ngày là thấy có trùng cỏ. (rọi đèn pin vào thấy đám bụi li ti, lúc nhúc). Lựa chỗ không có bã, hút(bằng xi lanh y tế, mua ở tiệm thuốc Tây) hay múc ra rồi cho cá ăn. Cách cho ăn thì tham khảo trong link sau: Những vấn đề linh tinh về chăm cá bột:

6. Giữ trùng cỏ:
Câu hỏi bởi Công Xuân Đường:
– E gây thành công trùng cỏ. Nó phát triển sinh xôi với mật độ dầy đặc. E kô rút hay thêm nước mà chỉ cho ăn rau xà lách vò. Đc 1 thời gian thì thấy trùng cỏ ít dần.
Có fải e sai ở chỗ là kô rút bớt nước cũ và thêm nước mới nên mới dẫn tới việc trùng cỏ bị chết kô?
Hoặc có khi nào trùng cỏ bị loăng quăng tiêu diệt kô?
Vì e thấy trong thùng nuôi loăng quăng phát triển rất mạnh
Đáp: 
– Trùng cỏ chỉ là 1 phần trong hệ sinh thái (cái xô nước rau tạp bí lù). còn vi khuẩn phân hủy và tạo váng nữa. Hai loại này hội sinh nhưng chỉ có hại cho trùng cỏ, giảm oxi, giảm độ trao đổi chất, nên trùng cỏ chết dần. cái gì cũng có cao trào rồi thoái trào. để lâu bị hư trùng cỏ là thế.
– Bởi vậy, ươm được trùng xong, người chỉ dẫn thường QUÊN điều quan trọng: cứ vài ngày phải chiết/sang 1 phần nước có trùng cỏ sang xô khác, bỏ xô cũ đi, làm mẻ mới (thêm rau)

– Còn không thì chắt lấy nước trùng cỏ, còn bã thì đổ sạch. Châm nước mới vào, cho rau xanh, 2-3 ngày sau đầy lại. Mỗi lần ươm chỉ cần 3 hũ nhỏ là đủ cho 1 bầy ăn 1 ngày. ( mỗi bữa 1 muống từ 1 hũ ) .
Nguồn : Trần Gia Huy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *