Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến – Chốn Thiêng

Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến – Chốn Thiêng

Thân thế

Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

Cha Nguyễn Khuyến Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796–1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799 – 1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.

Năm sau 1865, ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元安堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Lịch sử

Năm 1902, vua Thành Thái từ kinh đô Huế ra Hà Nội dự lễ cắt băng khánh thành cầu Đume (sau đổi tên thành Long Biên). Các quan đại thần trong triều, các quan lớn hàng tỉnh, các bậc đại khoa, nhân sĩ danh tiếng đều được triệu ra dự lễ.

Thời điểm đó, cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã cáo quan về quê nội, nơi có trang viên của gia đình, gọi là Vườn Bùi, nằm ẩn khuất sau những lũy tre vùng đồng chiêm trũng xã Yên Đổ; rồi do sự phức tạp của thời thế, cụ bị ép lên Hà Nội làm gia sư cho gia đình quan Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Dù đôi mắt đã bị lòa, nhận được chỉ dụ, cụ Tam nguyên vẫn phải chống gậy bước ra nơi có lễ cắt băng khánh thành long trọng.

Trên lễ đài, nơi hàng ghế danh dự, ngồi cùng vua Thành Thái có quan toàn quyền Đông Dương Pôn Đume và bà vợ thứ xinh đẹp của vua. Điều oái oăm là bà thứ phi này trước đó từng có tình ý với tiến sĩ Nguyễn Hoan, con trai trưởng của cụ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Hoan từng thề non hẹn biển với nàng, nhưng sau chẳng hiểu vì sao, Nguyễn Hoan lại chê, rồi hai người chia xa. Sau đấy, do thần thế của gia đình, nàng diện kiến được với đức vua, được vua đem lòng yêu, rồi cưới làm thứ.

Cái ngày nàng cùng vua ra TP.HN dự lễ trọng, trông nàng thật đài các sang trọng và quý phái. Vào giờ khắc diễn ra lễ chào, toàn bộ những quan đều phải quỳ xuống vái lạy đức vua, thứ phi và quan toàn quyền Đông Dương Pôn Đume. Cụ Nguyễn Khuyến rất khó xử .
Cụ hoàn toàn có thể lạy vua chứ không hề lạy bà thứ phi, người đã từng suýt nữa thì thành con dâu cụ. Thế là lúc mà người ta quỳ rạp cả xuống thì cụ cứ lúng ta lúng túng như dẫm phải tổ kiến lửa, như gà mắc tóc. Vua Thành Thái nhìn thấy thế, tỏ ra không hài lòng, toan xử tội. Nhưng khi nhận ra đó là cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ rất nổi tiếng, vua đành nén giận .

Buổi lễ khánh thành vừa kết thúc, vua vời Nguyễn Khuyến đến gần, bắt cụ phải làm một bài thơ thật hay để hầu vua, tạ tội. Vua ngắm Nguyễn Khuyến một thoáng, rồi nói:

– Nhà ngươi từng là một viên quan rường cột của triều đình, thế mà mới rời triều chính có mấy năm mà sao trông đã tàn tạ như con trâu già thế kia ? Bây giờ nhà ngươi hãy làm một bài thơ vịnh con trâu già ta nghe !
Nguyễn Khuyến tâm lý một thoáng tìm tứ, tìm câu từ, rồi cụ xin phép vua được đọc :

“Một nắm xương khô, một nắm da.
Bao nhiêu cái ách đã từng qua.
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hỏa.
Tai nặng buồn nghe Ninh Tử ca.

Sớm thả vườn đào chơi đủng đỉnh.
Tối về thôn hạnh thở nghi nga.
Có người toan giết tô chuồng mới.
Ơn đức vua Tề lại được tha”.

Cụ Tam nguyên mượn một tích cổ của Trung Hoa để viết nên bài thơ thể hiện đúng hiện trạng, tâm thế của mình: Ta ốm o tàn tạ như con trâu già chẳng qua cũng bởi đời quan chức của ta nhiều nỗi truân chuyên, tai ách; ta đã chán ngấy những việc như đốt lửa đuôi trâu của Điền Đan và những lời tấu hót xu nịnh như của Ninh Tử. Vì thế mà triều chính không ưa gì cái sự ngay thẳng của ta. Có kẻ muốn giết ta như giết một con trâu già đấy, vua có tha ta thì tha.

Thành Thái vốn là một ông vua có chút lòng hiếu nghĩa, vả lại ngài rất thích cái câu trong bài thơ “ơn đức vua Tề” mà ngài cho là cụ Tam nguyên có ý ví von với mình, cho nên ngài không những tha tội mà còn ra chỉ dụ ban thưởng cho Nguyễn Khuyến những món quà quý ngay trong ngày hôm ấy.

Sự nghiệp và tác phẩm

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tậpBách Liêu thi văn tập,Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

Vinh danh

Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu ky tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả, nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam Tược tái lập, Ủy ban Nhân dan tỉnh Hà Nam tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII năm 2017.

Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ (trước năm 1945) và Bùi Huy Bích (trước năm 1964). Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên Nguyên Khuyến. Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội.

Tham khảo

  1. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khuy%E1%BA%BFn
  2. Báo Văn Nghệ Công An: https://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Thi-si-Nguyen-Khuyen-va-mot-tinh-huong-kho-xu-i328188/ư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *