Hiểu rõ về chế độ ăn uống khi bị mụn có thể giúp bạn điều trị mụn hiệu quả hơn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo, thâm sau mụn.
Ăn kiêng khi bị mụn
Chế độ ăn uống không chỉ góp phần duy trì sức khỏe bên trong mà nó còn là yếu tố quyết định vẻ đẹp của làn da. Việc mụn thường xuyên xuất hiện có thể do bạn không kiểm soát được chế độ ăn uống của bản thân.
Hãy cùng Trangdahieuqua.com tìm hiểu mối liên quan giữa mụn và các nhóm thực phẩm phổ biến sau đây.
Mụn trứng cá và lượng đường trong máu
Trong quá khứ, nhiều nghiên cứu đã cho rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Các bác sĩ khuyên người bệnh không nên quá chú ý đến thức ăn, vì đó không phải là yếu tố gây ra mụn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã thay đổi quan điểm về vấn đề này và cho rằng đúng là chế độ ăn uống khi bị mụn có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn insulin để giúp các tế bào hấp thụ đường. Cơ thể tiết ra nhiều nội tiết tố insulin trong máu dẫn đến thay đổi bộ máy làm việc của các cơ quan và gây bít tắc lỗ chân lông, thúc đẩy hoạt động của tuyến dầu. Một số nghiên cứu cho thấy lượng insulin cao có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Để tránh hấp thụ quá nhiều đường, bạn có thể:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Ăn cứ sau 2 giờ hoặc 2 giờ 30 phút sẽ giúp giữ lượng đường trong máu và lượng insulin ổn định.
- Ăn nhiều rau hơn: Chọn các loại rau có màu sắc khác nhau từ đậm đến nhạt. Chúng giúp cung cấp các chất chống lại tác hại của quá trình oxy hóa cũng như viêm nhiễm.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp: GI là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn. Sẽ mất một thời gian để bạn biết GI của từng loại thực phẩm.
Sữa trong chế độ ăn uống khi bị mụn
Hiện nay, vai trò của sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống khi bị mụn trứng cá vẫn chưa có cơ sở. Một nghiên cứu cho thấy rằng các hormone từ sữa có liên quan đến mụn trứng cá. Nhiều chuyên gia cho rằng sữa có chứa các thành phần liên quan đến testosterone, một loại hormone kích thích tuyến dầu của da và làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Tuy nhiên, những giả thuyết này vẫn chưa nêu rõ nguyên nhân và ảnh hưởng cụ thể. Thực tế là một vài trường hợp nổi mụn sau khi ngừng sử dụng sữa có thể do cơ địa của mỗi người.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D quan trọng cho xương và phần còn lại của cơ thể. Vì vậy, muốn hạn chế uống sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bạn nhận thấy da mặt trở nên sạch mụn sau khi ngừng sử dụng sữa, hãy kiểm tra xem việc sử dụng một lượng nhỏ sữa trở lại có khiến mụn quay trở lại hay không. Trong một số trường hợp, uống ít sữa không gây ảnh hưởng gì lớn và da bạn vẫn sạch mụn.
- Bạn có thể thử các loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác nhau. Sữa chua không đường từ sữa bò hoặc các nguồn sữa khác như sữa dê có thể phù hợp với làn da của bạn.
- Thay vì hấp thụ canxi từ sữa, bạn có thể hấp thụ canxi từ nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi khác nhau như rau lá xanh (cải xoăn, cải xanh), bông cải xanh và cá mòi …
Cân bằng chất béo trong cơ thể
Tiêu thụ quá nhiều axit béo, chẳng hạn như omega-3 và omega-6, có thể làm cho tình trạng viêm và mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều omega-6 hơn, dẫn đến mất cân bằng axit béo và kết quả là có thể xuất hiện nhiều mụn hơn.
Để giải quyết sự mất cân bằng này, bạn nên:
- Hạn chế sử dụng dầu thực vật;
- Ưu tiên lựa chọn thịt bò và trứng từ động vật chăn thả tự nhiên;
- Bổ sung các loại cá giàu omega-3 như cá hồi và cá thu, và tăng lượng dầu cá của bạn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng để tránh tác dụng phụ.
Để hạn chế mụn, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống trị mụn hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với lượng vừa phải. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện phần nào nhờ thói quen tốt này.