Chất tạo ngọt tổng hợp – SODIUM SACCHARIN ANHYDROUS – Công ty TNHH Công nghệ phẩm Ba Đình

Chất tạo ngọt tổng hợp – SODIUM SACCHARIN ANHYDROUS – Công ty TNHH Công nghệ phẩm Ba Đình

17.01.2022

Ngày nay, nhiều người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo với mục đích giảm lượng calo trong khẩu phần ăn. Chất tạo ngọt Saccharin với ký hiệu E954 không chứa calo, có thể được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau. 

Chất tạo ngọt Saccharin

1. Thông tin sản phẩm

  • Tên hóa học: Saccharin; 1 – dioxo-1,2-benzothiazol-3-1
  • Tên thương mại: Sweet and Low, Sugar Twin, Sweet Magic
  • Mô tả: kết tinh có màu trắng
  • Chỉ số quốc tế: E954 (INS 954)
  • Công thức hóa học: C7H5NO3S
  • Cấu tạo phân tử(1):

Cấu tạo phân tử

  • Khối lượng phân tử: 0,828g/cm3
  • Lĩnh vực: Phụ gia thực phẩm: Chất tạo ngọt
  • Điểm nóng chảy: 228,8 – 229,7℃
  • Độ tan: Tan ít trong nước (0,45g/100ml) nhưng dạng muối natri và canxi thì dễ tan

2. Ứng dụng

2.1. Trong thực tế: 

  • Saccharin là một trong những loại chất tạo ngọt tổng hợp thông dụng và nhiều người biết đến nhất ngoài Sucralose và Acesulfame K. Chất tạo ngọt tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, hầu như có thể xuất hiện trên bất kỳ thực phẩm nào. Ngoài tác dụng chính là tạo vị ngọt, Saccharin còn đóng vai trò là một chất tạo vị ngọt cho sản phẩm và không chứa calo. Bằng việc sử dụng một lượng nhỏ Saccharin, các loại thực phẩm ăn kiêng hoàn toàn có được vị ngọt cho sản phẩm mà không sản sinh ra calo, năng lượng
  • Saccharin ổn định trong môi trường axit. Do đó nó có thể được sử dụng trong các loại đồ uống có vị chua như nước cam, nước chanh, nước trái cây hỗn hợp

Chất tạo ngọt Saccharin dùng trong nước ép cà rốt cam vàngChất tạo ngọt Saccharin dùng trong nước ép cà rốt cam vàng

  • Saccharin là một chất bền nhiệt, tức là nó không dễ bị thay đổi hoặc phá hủy bởi nhiệt. Ở nhiệt độ cao, chất tạo ngọt Saccharin vẫn giữ được độ ngọt vốn có. Điều này chính là lý do tại sao Saccharin có nhiều trong các loại bánh nướng như bánh mì, bánh quy.
  • Một lưu ý khi sử dụng chất tạo ngọt E954 đó là nó có hậu vị hơi đắng cùng với mùi kim loại khi sử dụng ở nồng độ cao. Do đó, Saccharin thường được sử dụng kết hợp với các loại chất tạo ngọt khác như aspartame với nồng độ thấp để hỗ trợ khắc phục nhược điểm này. 

2.2. Tỷ lệ sử dụng: 

  • Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.
  • Chất tạo ngọt Saccharin được xếp vào nhóm Saccharins, bao gồm Saccharin INS 954(i); Calci Saccharin INS 954(ii); Kali Saccharin INS 954(iii); Natri Saccharin INS 954(iv).
  • Để giúp các bạn hình dung rõ hơn, BFC xin phép trích dẫn một phần bảng liều lượng sử dụng đối với Chất tạo ngọt E954, quy định tại Thông tư trên(2):
Mã nhóm thực phẩm Nhóm thực phẩm ML (mg/kg)
01.1.4 Đồ uống từ sữa dạng lỏng có hương vị 80
01.6.5 Sản phẩm tương tự phomat 100
01.7 Đồ tráng miệng từ sữa (Ví dụ: bánh pudding, sữa chua trái cây hoặc sữa chua có hương vị,..) 100
02.4 Đồ tráng miệng từ chất béo, không bao gồm đồ tráng miệng từ sữa thuộc mã nhóm 01.7 100
03.0 Đá thực phẩm, bao gồm nước quả ép lạnh và kem trái cây 100
04.1.2.3 Quả ngâm dấm, dầu hoặc nước muối 160
04.1.2.10 Sản phẩm quả lên men  160
12.6 Nước chấm và các sản phẩm tương tự  160
13.4 Thực phẩm ăn kiêng để giảm cân 300
14.1.3.1 Necta quả 80
14.1.3.2 Necta rau củ 80
14.1.3.3 Đồ uống cô đặc từ nước có hương vị (dạng rắn hoặc lỏng) 300

 

3. Quy cách đóng gói

  • Khối lượng: 25kg/thùng carton

4. Thời hạn sử dụng và bảo quản

  • Thời hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Cách bảo quản: tại nơi khô, tránh ẩm. Tránh lưu trữ, bảo quản với các vật liệu độc hại và sản phẩm hóa chất.

BFC chuyên cung cấp phụ gia thực phẩm đạt chuẩn chất lượng, gọi ngay số hotline 0243. 715. 3333 (HN) – 0283.849.3321 (HCM) để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

( 1 ) Phụ lục 4, QCVN 4-8 : 2010 / BYT Quy chuẩn kỹ thuật vương quốc về phụ gia thực phẩm – Chất ngọt tổng hợp, Bộ Y tế, ngày 20/05/2010, link http://www.fsi.org.vn/van-ban-phap-ly/1026_3042/qcvn-4-82010byt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-phu-gia-thuc-pham-chat-ngot-tong-hop.html( 2 ) Trang 274 – 278, Thông tư 24/2019 / TT-BYT pháp luật về quản trị và sử dụng phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế, ngày 30/08/2019, link http://www.fsi.org.vn/van-ban-phap-ly/1003_6079/thong-tu-242019tt-byt-quy-dinh-ve-quan-ly-va-su-dung-phu-gia-thuc-pham.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *