3 Dụng Cụ Nuôi Ong [Bình Xịt Khói, Thùng Quay Mật, Lồng Nhốt Chúa]
Đối với những người mới nuôi ong thì chân tầng, thùng nuôi ong, khung cầu v.v. là những dụng cụ cơ bản nhất để có thể nuôi được một đàn ong, nhưng đối với những trại ong hay những người nuôi ong chuyên nghiệp thì những vật tư cần thiết nhất để nuôi ong và làm nên thành công của họ lại là kim di trùng, dụng cụ tạo chúa, bình phun khói, thùng quay mật v.v.
Bình Xịt Khói Chống Ong Đốt
Với những trại ong hay những người nuôi ong chuyên nghiệp thì bình phun khói không còn gì là xa lạ với họ, là vật dụng dùng hàng ngày để tránh ong đốt và ổn định đàn ong khi phải kiểm tra đàn ong thường xuyên và trong lúc quay mật ong.
Hình 2. 1 mẫu bình xịt khói chống ong đốt và chích
Công Dụng Bình Phun khói
Ai củng biết bình phun khói có công dụng chính là chống ong đốt, nhưng ít ai hiểu được là tại sao khói lại có tác dụng chống ong đốt, có phải là ong bị say khói? hay là ong sợ khói? và ngoài công dụng chống ong đốt ra, bình xịt khói còn có công dụng gì khác không?
Bình xịt khói ong có 3 chức năng sau
1. Bình phun khói Chống ong đốt
Trong lúc kiểm tra và quay mật ong cần phải phun khói để đàn ong ổn định và hạn chế đốt người nuôi ong, đặc biệt là trong lúc mở nắp thùng những đàn ong mạnh mà xì mèo dính lên nắp thùng ong (xây lưỡi mèo dính lên nắp thùng ong) khi bị vỡ bánh tổ, ong thợ bên trong trở nên rất dữ và hoảng loạn bay ra chích người gần đó.
Để hạn chế tình trạng này người nuôi thường phun khói vào thùng trước khi mở hoặc mở hé nắp lên và xịt khói vào rồi mở lên từ từ để ong bớt hung dữ và đốt người nuôi.
Hình 3. Phun khói vào cửa tổ trước khi mở thùng tránh thực trạng ong dữ bay ra chích người nuôi
2. Bình xịt khói Ổn định đàn ong
Khi người nuôi ong thực hiện rũ cầu ong và quay mật, thì việc quan trong nhất là tránh mất chúa và ổn định ong càng nhanh càng tốt, bằng cách phun khói để ong ít bay ra khỏi cầu ong rồi sau đó dũ mạnh cầu hướng xuống thùng rồi phun nước dạng sương để ong ướt cánh khỏi bay lên và ổn định nhanh chóng và hạn chế mất chúa.
Lúc này bình phun khói có công dụng ổn định đàn ong nhiều hơn là để chống ong đốt
3. Giới thiệu chúa bằng bình phun khói
Một vài người nuôi ong chuyên nghiệp thường thích giới thiệu chúa bằng khói, bởi vì nó an toàn, hiệu quả mà lại đơn giản, nhanh chống.
Kỹ thuật giới thiệu chúa bằng khói rất đơn giản, sau khi chúa được nhốt trong lồng nhốt chúa 1 đến 2 ngày và đặt trong đàn. Khi mở cửa lồng nhốt ra, người nuôi ong dùng bình xịt khói phun vào nó 1 hơi khói và thả nó bò từ từ vào trong đàn đã giới thiệu.
Hoặc củng có những người nuôi phun khói vào ong chúa xong thả thẳng vào đàn ong bị mất chúa luôn mà không cần phải nhốt trong lồng nhốt chúa từ 1 đến 2 ngày.
Tùy vào kỹ thuật nuôi ong và trình độ tay nghề của bạn mà thực hiện 1 trong 2 cách trên để giới thiệu ong chúa bằng bình phun khói và đã có rất nhiều người thành công theo 2 cách giới thiệu chúa trên để có 1 đàn ong phát triển mạnh.
Cách sử dụng bình xịt khói chống ong đốt
Bình xịt khói dùng rất đơn giản, nguyên liệu dùng để đốt trong bình xịt khói là sơ dừa khô, giấy các loại, cỏ khô, cùi bắp, mùn cưa v.v. miễn cái gì đốt được là cho vào hết rồi dùng bật lửa đốt cho cháy 1/3 nguyên liệu bên trong bình rồi đóng nắp lại và bóp từ từ khói sẻ ra ngập trời. Nếu nguyên liệu trong bình khó cháy quá hãy thêm 1 ít dầu lửa làm mồi cho dễ cháy.
Hình 5. Cách sử dụng bình phung xịt khói
Còn thời gian phun khói được nhiều hay không còn phụ thuộc vào nguyên liệu đem đốt nó là cái gì, nếu là giấy các loại thì cháy rất nhanh và ít khói, còn nếu là sơ dừa, vỏ dừa khô thì cháy lâu hơn và khói nhiều hơn v.v.
Dụng Cụ Nhốt Ong Chúa – Lưới Ngăn Ong Chúa
Dụng cụ nhốt chúa hay còn gọi là lồng nhốt chúa, có rất nhiều loại lồng nhốt chúa và nhiều mẫu mã khác nhau, đa dạng. Nhưng chủ yếu là tất cả đều được làm bằng nhựa vì đơn giản là chúng nhẹ, bền, gọn và dễ sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.
Hình 6. Một dạng lồng nhốt chúa kiêm luôn mũ chúa và nhốt luôn chúa non
Đây là một loại lồng nhốt chúa thông dụng nhất hiện nay, vừa có thể nhốt chúa, vừa có thể tận dụng để di trùng tạo chúa, vừa lại dùng để nhốt chúa non mới nở từ trong mũ chúa ra v.v. Vì sự tiện dụng và đa tính năng của nó nên được rất nhiều trại ong dùng và rất thông dụng trong nghề nuôi ong.
Hai mẫu lồng nhốt chúa khác ít người nuôi ong dùng hơn, vì sự phiền phức, thô sơ và khó khăn vất vả trong thao tác của chúng .
Với các mẫu lồng này chúng ta đều có thể mua ở các cửa hàng hay shop bán vật tư ngành ong, còn có một vài mẫu lồng nhốt chúa tự làm bằng lò xo, dây kẽm v.v. là đồ tự chế, chúng ta có thể tự làm ở nhà rất đơn giản.
Hình 7. Các mẫu lồng nhốt chúa bằng lò xo và dây kẽm hoàn toàn có thể tự làm được ở nhà
Với các loại lồng nhốt chúa tự làm như trên, tuy nhốt được ong chúa trong lồng với các mục đích giới thiệu, chống chia đàn, ngăn chúa, tách chúa v.v. nhưng lại có nhược điểm là dễ hư, dễ bị biến dạng khi có va chạm làm ảnh hưởng đến ong chúa nhốt bên trong và đặc biệt là thời gian nhốt chúa trong các lồng này không lâu, thường là từ 3 đến 4 ngày lâu nữa đa số ong chúa đều chết.
Không như các loại lồng ở trên có thể cho phép ong thợ vào được bên trong để nuôi chúa và ong chúa có thể sống lâu hơn rất nhiều đặc biệt là loại lồng nhốt chụp.
Thùng Quay Mật Ong
Một đồ nghề hái ra tiền cho những người nuôi ong mà trong bộ dụng cụ nuôi ong không thể không kể tới đó là thùng quay mật ong.
Thùng quay mật có thể được làm bằng inox hoặc bằng tôn, giá thùng quay mật bằng tôn chỉ bằng 1 nữa giá của thùng quay bằng inox và rất nhẹ trong khi di chuyển nhưng nhược điểm lại nhanh gỉ sét làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong thu được.
Khi mua thùng quay mật inox nên chú ý chọn thùng quay được làm bằng inox 404 là loại inox tốt, không rỉ sét để đàm bảo chất lượng mật ong thu được là tốt nhất.
Các Loại Thùng Quay Mật Ong
1. Tên gọi thùng quay mật theo số cầu quay được
Có thể phân loại thùng quay mật theo nguyên liệu và số cầu quay được, ví dụ như thùng quay mật 4 cầu inox, thùng quay mật 6 cầu bằng tôn, hay các thùng quay mật lớn hơn dành cho các trại ong như thùng quay 20 cầu v.v.
2. Gọi theo cách quay của thùng
Củng có vài người phân loại thùng quay mật theo cách quay của thùng như thùng quay ở trên, thùng quay có cần quay ở dưới, thùng quay dọc. Đặc biệt là các trại ong đa phần họ mặc định là thùng quay loại lớn 16 cầu, 18 cầu và 20 cầu đều được cả cái khác biệt chỉ là quay kiểu nào để tiện, ích tốn sức mà lực quay lúc nào củng đều đều là họ chọn thôi.
Cách Sử Dụng Thùng Quay Mật Ong Inox
Phương pháp sử dụng thùng quay mật rất đơn giản, với cầu ong sau khi đã rũ bỏ hết ong vào lại trong thùng nuôi, chúng ta mang cầu ong vào nơi đặt thùng quay mật và tiến hành cắt bỏ sáp vít nắp mật bằng dao cắt vít nắp mật để cho các ô lổ tổ chứa mật được mở ra và mật ong chảy ra được bên ngoài.
Bỏ các cầu ong sau khi đã cắt bỏ lớp sáp vít nắp mật vào trong lòng khung cầu của thùng quay mật. Chú ý với các thùng quay mật 3 cầu thì nên quay ít nhất 2 cầu ong 1 lần, vì để thùng được cân đều trước khi quay. Nếu quay 1 cầu sẻ rất khó quay và điều chỉnh lực quay ở tay và rất dễ bị vỡ bánh tổ hay văng nhộng ra ngoài.
Chính vì lý do này nên các thùng quay mật luôn được thiết kế để quay được số cầu là chẳn như thùng quay 4 cầu, 6 cầu, 8 cầu v.v. Riêng chỉ duy nhất 3 cầu lại được sản xuất vì nó phù hợp với mô hình nuôi ong hộ gia đình nên cần phải chú ý điều này khi quay.
Các nắp mật đã bị cắt bỏ để mật có thể chảy ra ngoài và bằng lực ly tâm khi quay mật trong các lỗ mật sẻ văng ra và dính trên thành thùng quay rồi từ từ chảy xuống đáy thùng và chảy ra ngoài nhờ van thoát nằm dưới đáy thùng quay.
Cứ như thế lần lượt quay hết các cầu ong chứa nhiều mật và trả cầu về lại thùng nuôi để ong tiếp tục đổ mật lại vào các lỗ tổ đã hết mật ong.
– – – – • • – – – –
– – – – • • – – – –
Vì là bài viết tổng hợp nên Ong dú JiChi trình bày không thể tránh khỏi những sai xót, nếu bạn thấy không hợp lý ở điểm nào vui lòng để lại bình luận bên dưới để chúng tôi ghi nhận và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Nếu thấy hay và có ích cho bạn cùng hội đồng, hãy cho chúng tôi 1 like, và 1 share để ủng hộ ý thức và động lực để JiChi làm tiếp những bài viết tiếp theo, chất lượng và tuyệt vời hơn nữa .
JiChi Trân Trọng Cảm ơn!
– – – – • • – – – –
Tư liệu tham khảo
( 1 ) Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
(2) Kinh nghiệm thực chiến của các trại nuôi ong tại Việt Nam chia sẻ
( 3 ) Hiểu biết thực tiễn của những người nuôi ong nội và ong ý tại Nước Ta san sẻ
(4) Các giáo trình nuôi ong Việt Nam, ebook v.v.
( 5 ) Đúc kết kinh nghiệm tay nghề bản thân, tìm hiểu thêm và lắng nghe quan điểm của bạn hữu từ những trại ong lớn .
Source: https://trangdahieuqua.com
Category: Làm đẹp