Việc chúng ta không yêu thế gian có ý nghĩa gì?
Việc chúng ta không yêu thế gian có ý nghĩa gì?
Trả lời
I Giăng 2:15-16 chép rằng: “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra.” Nhưng Giăng 3:16 lại bắt đầu: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian….” Vậy, Chúa yêu thế gian nhưng chúng ta lại không? Tại sao lại có vẻ mâu thuẫn như vậy?
Trong Kinh Thánh, từ thế gian có thể nói đến trái đất và vạn vật tự nhiên (Hê-bơ-rơ 1:2; Giăng 13:1), nhưng hầu hết lại nói đến những kẻ chống nghịch lại với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 18:7; Giăng 15:19; I Giăng 4:5). Khi Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, ý chỉ đến con người sống trên đất (I Giăng 4:9). Và vì chúng ta là con Ngài, chúng ta cũng phải yêu người khác nữa (Rô-ma 13:8; I Giăng 4:7; I Phi-e-rơ 1:22). Ẩn dụ về người Sa-ma-ri nhân lành làm rõ cho chúng ta về việc không thể lựa chọn người để yêu (Lu-ca 10:30-37).
Khi chúng ta được dạy rằng không yêu thế gian, Kinh Thánh muốn nói đến hệ thống những giá trị băng hoại của thế gian. Satan là chúa của thế gian này và nó có riêng một hệ thống những giá trị trái ngược với của Đức Chúa Trời. ( Giăng 12:31; 14:30; 2 Cô-rinh-tô 4:4). I Giăng 2:16 trình bày chính xác những gì mà hệ thống của Satan thúc đẩy: sự ham muốn của xác thịt, sự ham mê của mắt, và sự kiêu ngạo của đời. Mọi tội lỗi có thể tưởng tượng được tóm tắt trong 3 điều trên; sự đố kỵ, ngoại tình, kiêu ngạo, nói dối, ích kỷ và những tội lỗi xuất phát từ 3 điều đó.
Thế gian là những gì chúng ta sẽ bỏ lại khi chúng ta đến với Đấng Christ. Ê-sai 55:7 chép rằng đến với Chúa liên quan đến việc từ bỏ con đường cũ và tư tưởng của mình. John Bunyan, trong quyển sách ông viết “Sự tiến tới của người hành hương”, miêu tả địa vị của một người tin Chúa khi “anh hướng mắt lên trời” nắm giữ “quyển sách hay nhất” trong tay, và đứng với “thế gian mà anh bỏ lại phía sau”(p.34)
Thế gian luôn ủng hộ tội lỗi. Phương tiện truyền thông giải trí khuyến khích chúng ta ghen tị với kẻ ác và dại dột so sánh bản thân với những ”người đẹp” (xem trong Châm Ngôn 23:17). Thường thì sự nổi tiếng của ”những ngôi sao” là do khả năng kích thích sự bất mãn bên trong với cuộc sống của chúng ta. Những nhà quảng cáo biết được xu hướng tự nhiên của chúng ta là yêu thế gian, và hầu hết những chiến dịch tiếp thị đều hấp dẫn bằng cách nào đó với sự ham mê của mắt, sự ham muốn của xác thịt hoặc là sự kiêu ngạo của đời.
Yêu thế gian nghĩa là cống hiến cho những giá trị, triết lý sống và những ưu tiên của thế gian. Chúa phán dạy con cái Ngài phải thiết lập những ưu tiên của mình theo hệ thống những giá trị đời đời. Chúng ta phải “tìm kiếm trước hết” nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài (Mat-thi-ơ 6:33). Không ai có thể làm tôi hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24), và chúng ta càng không thể dâng mình cho Chúa và cả thế gian cùng một lúc được.
Khi chúng ta gia nhập vào gia đình của Đức Chúa Trời bởi niềm tin nơi Đấng Christ, Chúa ban cho chúng ta khả năng để thoát khỏi lối sống sai lạc của thế gian (2 Cô-rinh-tô 5:17; 2 Phi-ê-rơ 1:3-4 ). Chúng ta trở thành công dân của vương quốc khác (Phi líp 1:27, 3:20). Những ước muốn của chúng ta là hướng lên thiên đàng và chúng ta bắt đầu tích trữ cho những giá trị đời đời (Lu-ca 12:33; I Ti-mô-thê 6:18-19). Chúng ta nhận biết rằng những gì là thật sự quan trọng, là vĩnh cửu, không tạm thời và chúng ta dừng việc yêu thế gian (2 Cô-rinh-tô 4:16-18).
Tiếp tục yêu thế gian theo cách mà người không tin làm sẽ phá hỏng sự phát triển tâm linh của chúng ta và khiến chúng ta không có kết quả cho vương quốc Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 3:8; Lu-ca 6:43-45; Giăng 15:1-8). Trong Giăng 12:25, Chúa Giê-xu khiến cho tư tưởng này xa hơn một bước khi Ngài nói: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời.” Không yêu thế gian kéo dài sự sống của chúng ta. Chúa Giê-xu phán rằng nếu chúng ta yêu bất cứ điều gì nhiều hơn Chúa, chúng ta không đáng cho Chúa (Ma-thi-ơ 10:37-38).
Nói chung, từ thế gian trong Kinh Thánh ý chỉ đến hệ thống tội ác điều khiển bởi Sa-tan đã dẫn chúng ta rời bỏ việc thờ phượng Chúa. John Calvin nói, “Tấm lòng của con người là một nhà máy thần tượng.” Chúng ta có thể tạo ra những hình tượng từ bất cứ thứ gì. Bất cứ đam mê, mong muốn nào trong tấm lòng của chúng ta mà không được Chúa đặt để ở đó vì vinh hiển của Ngài có thể là một thần tượng. (I Cô-rinh-tô 10:31). Yêu thế gian là thờ hình tượng (I Cô-rinh-tô 10:7,14). Vì vậy, trong khi chúng ta được bảo phải yêu mọi người trên thế giới, chúng ta phải cảnh giác với bất cứ điều gì chống lại với Chúa để nắm bắt sự yêu mến cao nhất của chúng ta.
(Ma-thi-ơ 22:37-40).
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Việc chúng ta không yêu thế gian có ý nghĩa gì?
I Giăng 2:15-16 chép rằng: “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra.” Nhưng Giăng 3:16 lại bắt đầu: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian….” Vậy, Chúa yêu thế gian nhưng chúng ta lại không? Tại sao lại có vẻ mâu thuẫn như vậy?Trong Kinh Thánh, từ thế gian có thể nói đến trái đất và vạn vật tự nhiên (Hê-bơ-rơ 1:2; Giăng 13:1), nhưng hầu hết lại nói đến những kẻ chống nghịch lại với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 18:7; Giăng 15:19; I Giăng 4:5). Khi Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, ý chỉ đến con người sống trên đất (I Giăng 4:9). Và vì chúng ta là con Ngài, chúng ta cũng phải yêu người khác nữa (Rô-ma 13:8; I Giăng 4:7; I Phi-e-rơ 1:22). Ẩn dụ về người Sa-ma-ri nhân lành làm rõ cho chúng ta về việc không thể lựa chọn người để yêu (Lu-ca 10:30-37).Khi chúng ta được dạy rằng không yêu thế gian, Kinh Thánh muốn nói đến hệ thống những giá trị băng hoại của thế gian. Satan là chúa của thế gian này và nó có riêng một hệ thống những giá trị trái ngược với của Đức Chúa Trời. ( Giăng 12:31; 14:30; 2 Cô-rinh-tô 4:4). I Giăng 2:16 trình bày chính xác những gì mà hệ thống của Satan thúc đẩy: sự ham muốn của xác thịt, sự ham mê của mắt, và sự kiêu ngạo của đời. Mọi tội lỗi có thể tưởng tượng được tóm tắt trong 3 điều trên; sự đố kỵ, ngoại tình, kiêu ngạo, nói dối, ích kỷ và những tội lỗi xuất phát từ 3 điều đó.Thế gian là những gì chúng ta sẽ bỏ lại khi chúng ta đến với Đấng Christ. Ê-sai 55:7 chép rằng đến với Chúa liên quan đến việc từ bỏ con đường cũ và tư tưởng của mình. John Bunyan, trong quyển sách ông viết “Sự tiến tới của người hành hương”, miêu tả địa vị của một người tin Chúa khi “anh hướng mắt lên trời” nắm giữ “quyển sách hay nhất” trong tay, và đứng với “thế gian mà anh bỏ lại phía sau”(p.34)Thế gian luôn ủng hộ tội lỗi. Phương tiện truyền thông giải trí khuyến khích chúng ta ghen tị với kẻ ác và dại dột so sánh bản thân với những ”người đẹp” (xem trong Châm Ngôn 23:17). Thường thì sự nổi tiếng của ”những ngôi sao” là do khả năng kích thích sự bất mãn bên trong với cuộc sống của chúng ta. Những nhà quảng cáo biết được xu hướng tự nhiên của chúng ta là yêu thế gian, và hầu hết những chiến dịch tiếp thị đều hấp dẫn bằng cách nào đó với sự ham mê của mắt, sự ham muốn của xác thịt hoặc là sự kiêu ngạo của đời.Yêu thế gian nghĩa là cống hiến cho những giá trị, triết lý sống và những ưu tiên của thế gian. Chúa phán dạy con cái Ngài phải thiết lập những ưu tiên của mình theo hệ thống những giá trị đời đời. Chúng ta phải “tìm kiếm trước hết” nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài (Mat-thi-ơ 6:33). Không ai có thể làm tôi hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24), và chúng ta càng không thể dâng mình cho Chúa và cả thế gian cùng một lúc được.Khi chúng ta gia nhập vào gia đình của Đức Chúa Trời bởi niềm tin nơi Đấng Christ, Chúa ban cho chúng ta khả năng để thoát khỏi lối sống sai lạc của thế gian (2 Cô-rinh-tô 5:17; 2 Phi-ê-rơ 1:3-4 ). Chúng ta trở thành công dân của vương quốc khác (Phi líp 1:27, 3:20). Những ước muốn của chúng ta là hướng lên thiên đàng và chúng ta bắt đầu tích trữ cho những giá trị đời đời (Lu-ca 12:33; I Ti-mô-thê 6:18-19). Chúng ta nhận biết rằng những gì là thật sự quan trọng, là vĩnh cửu, không tạm thời và chúng ta dừng việc yêu thế gian (2 Cô-rinh-tô 4:16-18).Tiếp tục yêu thế gian theo cách mà người không tin làm sẽ phá hỏng sự phát triển tâm linh của chúng ta và khiến chúng ta không có kết quả cho vương quốc Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 3:8; Lu-ca 6:43-45; Giăng 15:1-8). Trong Giăng 12:25, Chúa Giê-xu khiến cho tư tưởng này xa hơn một bước khi Ngài nói: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời.” Không yêu thế gian kéo dài sự sống của chúng ta. Chúa Giê-xu phán rằng nếu chúng ta yêu bất cứ điều gì nhiều hơn Chúa, chúng ta không đáng cho Chúa (Ma-thi-ơ 10:37-38).Nói chung, từtrong Kinh Thánh ý chỉ đến hệ thống tội ác điều khiển bởi Sa-tan đã dẫn chúng ta rời bỏ việc thờ phượng Chúa. John Calvin nói, “Tấm lòng của con người là một nhà máy thần tượng.” Chúng ta có thể tạo ra những hình tượng từ bất cứ thứ gì. Bất cứ đam mê, mong muốn nào trong tấm lòng của chúng ta mà không được Chúa đặt để ở đó vì vinh hiển của Ngài có thể là một thần tượng. (I Cô-rinh-tô 10:31). Yêu thế gian là thờ hình tượng (I Cô-rinh-tô 10:7,14). Vì vậy, trong khi chúng ta được bảo phải yêu mọi người trên thế giới, chúng ta phải cảnh giác với bất cứ điều gì chống lại với Chúa để nắm bắt sự yêu mến cao nhất của chúng ta.(Ma-thi-ơ 22:37-40).
Source: https://trangdahieuqua.com
Category: Làm đẹp